21h:10 (GMT+7) - Thứ năm, 5/12/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Thượng Hội đồng: Bài giới thiệu của Đức Hồng y Hollerich trong Phiên họp khoáng đại thứ VIII

1h:14 (GMT+7) - Thứ năm, 19/10/2023

WHĐ (17.10.2023) – Sáng thứ sáu, ngày 13.10, với sự hiện diện ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng đã khai mạc Phiên họp khoáng đại thứ VIII bằng việc giới thiệu phần B2 của Tài liệu Làm việc, có tựa đề “Đồng trách nhiệm trong sứ mạng”.

BÀI GIỚI THIỆU CỦA ĐỨC HỒNG Y HOLLERICH
VỀ PHẦN B2 TRONG PHIÊN HỌP KHOÁNG ĐẠI THỨ VIII

Chào mọi người buổi sáng và chào mừng anh chị em quay trở lại hội trường để lại tiếp tục cùng nhau bước đi. Cuộc hành trình của chúng ta thật kỳ lạ vì nó khiến chúng ta phải ngồi yên cả ngày. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, nghĩ lại hôm chúng ta gặp nhau trong Đêm Canh thức Đại kết – chưa đầy hai tuần! – Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta đã cùng nhau bước đi và đã đi được một chặng đường dài.

Về mặt thể lý, hôm qua chúng ta đã cùng nhau đi hành hương tới thăm hang toại đạo, điều này cho phép chúng ta tiếp xúc gần gũi hơn với các Kitô hữu của cộng đoàn tiên khởi, và đặc biệt với các vị tử đạo, những người đã hiến mạng sống để chúng ta có thể đón nhận đức tin. Niềm tin vào cùng một Chúa này hiệp nhất chúng ta với các ngài; chúng ta là thành phần của cùng một Giáo hội, và chúng ta chia sẻ cùng một sứ mạng: loan báo cho thế giới Tin Mừng Phúc âm, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại, và thực ra là đối với mọi thụ tạo. Các vị tử đạo và các tín hữu đã ra đi trước chúng ta đều hiện diện với chúng ta khi chúng ta cử hành Thánh Thể, như chúng ta đã cử hành tại Vương cung thánh đường. Lời cầu nguyện của các ngài nâng đỡ chúng ta và chúng ta có thể cảm nhận được là các ngài đang đồng hành với chúng ta: Thượng Hội đồng có sự tham gia của toàn thể Giáo hội, bao gồm các tín hữu tin vào Đức Kitô từ mọi nơi và mọi thời. Vì Giáo hội là Dân Chúa lữ hành qua mọi thời đại, nên giống như dân Israel, Giáo hội cần manna trong sa mạc. Nhưng chúng ta có điều còn tốt hơn manna: chúng ta được hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng bị đóng đinh và sống lại.

Trong sự hiệp nhất với toàn thể Giáo hội, giờ đây chúng ta bắt đầu công việc trong vài ngày tới là phần Module thứ ba, tập trung vào Phần B2 của Tài liệu Làm việc. Như chúng ta đã biết, mỗi Phần (Section), cũng như mỗi Module đều có một tiêu đề, kèm theo một câu hỏi, giúp chúng ta biết cần tập trung chú ý vào điểm nào để tránh bị lạc. Tiêu đề và câu hỏi sẽ hướng dẫn chúng ta trong những ngày tới là: “Đồng trách nhiệm trong sứ vụ: làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn các ân ban và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng?”.

Do đó, chủ đề của chúng ta là sứ mạng. Người ta nói rất rõ ràng ở mọi cấp độ của tiến trình hiệp hành rằng “một Giáo hội hiệp hành là một Giáo hội được sai đi thi hành sứ mạng”. Lệnh truyền của Chúa ban cho các tông đồ cũng được áp dụng cho tất cả các thành viên của Giáo hội tông truyền của chúng ta.

Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta gặp chủ đề về sứ mạng trong hành trình của mình. Trái lại, sứ mạng liên tục xuất hiện trong công việc của Module thứ hai: sự hiệp thông không khép kín trong chính mình nhưng được thấm nhuần bởi động lực hướng tới sứ mạng; đồng thời, mục đích của sứ mạng chính là mở rộng phạm vi hiệp thông, cho phép ngày càng nhiều người gặp gỡ Chúa và đón nhận lời mời gọi trở thành một phần của Dân Ngài.

Từ công việc của những ngày vừa qua, chúng ta có thể lấy một ví dụ để làm nổi bật quan điểm mà từ đó chúng ta sẽ suy tư về sứ mạng. Một số diễn giả đã nói về “lục địa kỹ thuật số”. Nhiều người trong chúng ta coi internet chỉ đơn thuần là một công cụ để loan báo Tin Mừng. Nhưng nó còn hơn thế nữa, bởi vì nó biến đổi cách sống, cách nhận thức thực tại, cách trải nghiệm các mối tương quan của chúng ta. Do đó, nó trở thành một lãnh thổ sứ vụ mới.

Giống như thánh Phanxicô Xaviê rời đi đến những vùng đất mới, liệu chúng ta có sẵn sàng và chuẩn bị để đi tới lục địa mới này hay không? Nhiều người trong chúng ta chưa thể là người hướng dẫn trong bối cảnh sứ vụ mới này... mà đúng hơn, chúng ta cần được hướng dẫn bởi những người sống trong lục địa kỹ thuật số. Hầu hết các giám mục chưa thể đi tiên phong trong sứ mạng này, nhưng chúng ta đang học theo lộ trình được các thành viên trẻ hơn của Dân Chúa mở ra. Chúng ta sẽ nghe thêm về điều này sau. Bất luận như thế nào, ví dụ này giúp chúng ta hiểu tại sao chức danh của chúng ta nói lên tinh thần đồng trách nhiệm trong sứ mạng: tất cả những người đã lãnh phép Rửa đều được kêu gọi và có quyền tham gia vào sứ mạng của Giáo hội, mọi người đều có sự đóng góp không thể thay thế. Điều đúng đối với lục địa kỹ thuật số thì cũng đúng đối với các khía cạnh khác trong sứ mạng của Giáo hội.

Đây là phạm vi bao gồm trong 5 Phiếu làm việc của Phần B2. Mỗi Nhóm nhỏ sẽ chỉ làm việc với 1 trong số 5 Phiếu làm việc, tin tưởng vào công việc của các Nhóm Nhỏ khác trên các Phiếu làm việc còn lại, mà chúng ta sẽ chia sẻ thành quả trong phiên họp toàn thể. Phiếu làm việc thứ nhất đề cập đến sự cần thiết phải đào sâu ý nghĩa và nội dung của sứ mạng, vốn được truyền tải trong Giáo hội qua nhiều ngôn ngữ và hình ảnh. Hơn nữa, chính sự đa dạng mà chúng ta được mời gọi đón nhận như một ân ban làm cho chúng ta trở nên phong phú hơn. Sứ mạng của Giáo hội là loan báo Tin Mừng, bắt đầu với nội dung cơ bản của Tin Mừng (kerygma). Sứ mạng này không chỉ giới hạn trên môi miệng mà còn phải được thể hiện trong nhiều chiều kích khác nhau của đời sống hàng ngày của chúng ta. Sứ mạng của Giáo hội bao gồm sự cam kết hướng tới một hệ sinh thái toàn diện, đấu tranh cho công lý và hòa bình, ưu tiên lựa chọn người nghèo và các vùng ngoại biên, cũng như sẵn sàng cởi mở để gặp gỡ mọi người.

Phiếu làm việc thứ hai tập trung vào tính thừa tác trong Giáo hội. Một lần nữa, chúng ta sẽ nghe một số chứng từ về chủ đề này. Tôi muốn tập trung nhiều hơn một chút vào 3 Phiếu làm việc còn lại, bởi vì một Đại hội như chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi đề cập đến chúng. Với tư cách là những thành viên của Dân Chúa, tất cả các chủ đề của Tài liệu Làm việc đều liên quan mật thiết đến chúng ta và chạm đến chúng ta. Nhưng 3 Phiếu làm việc này làm điều đó một cách đặc biệt. Thực ra, đối với 3 chủ đề này, mỗi người chúng ta đều có một quan điểm thiết yếu, nhưng để giải quyết các chủ đề này một cách hiệu quả, chúng ta cũng được mời gọi nhận thức được tính thiên vị của mình. Cách tốt nhất để hiểu điều tôi muốn nói ở đây là xem lại 3 Phiếu làm việc.

Đa số chúng ta là nam giới. Nhưng dù là nam hay nữ, tất cả chúng ta đều nhận lãnh cùng một phép Rửa và cùng một Thánh Thần. Phép Rửa của nữ giới không thua kém Phép Rửa của nam giới. Bằng cách nào chúng ta có thể đảm bảo rằng phụ nữ cảm thấy họ là một phần không thể thiếu của Giáo hội thừa sai này? Là những người nam, liệu chúng ta có nhận thấy sự đa dạng và phong phú của các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần đã ban cho phụ nữ không? Hay cách chúng ta hành động thường phụ thuộc vào nền giáo dục mà chúng ta đã lãnh hội, vào môi trường gia đình mà chúng ta được nuôi dưỡng và lớn lên, hoặc vào những định kiến và khuôn mẫu về văn hóa của chúng ta? Chúng ta cảm thấy được phong phú thêm hay bị đe dọa khi chia sẻ sứ mạng chung của mình và khi phụ nữ đồng trách nhiệm trong sứ mạng của Giáo hội, dựa trên cơ sở ân sủng của Bí tích Rửa tội chung của chúng ta?

Ngoài việc là nam giới, hầu hết chúng ta còn là những thừa tác viên chức thánh. Trong Dân Chúa còn có những thành phần khác, những đặc sủng khác, những ơn gọi khác, và những tác vụ khác. Đâu là mối liên hệ giữa tác vụ chức thánh và các tác vụ khác do phép Rửa? Tất cả chúng ta đều biết hình ảnh thân thể được Thánh Phaolô sử dụng. Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận rằng tất cả các bộ phận của cơ thể đều quan trọng không? Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận rằng Đức Kitô là đầu của thân thể, và thân thể chỉ có thể hoạt động nếu mỗi bộ phận liên kết với đầu và với các bộ phận khác không? Liệu Thân thể của Giáo Hội chúng ta có khả năng hoạt động hài hòa hay các bộ phận bị xoay chuyển theo mọi hướng?

Phiếu làm việc cuối cùng liên quan đến các giám mục, những người mà thừa tác vụ của họ, theo ý muốn của Chúa, cấu thành sự hiệp thông của Giáo hội. Thừa tác vụ này cần được canh tân và thúc đẩy như thế nào để được thực thi một cách phù hợp với một Giáo hội hiệp hành? Phần lớn chúng ta ở đây là giám mục. Câu hỏi này không thể không thách thức chúng ta một cách cụ thể, bởi vì câu trả lời sẽ có tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của chúng ta, đến cách chúng ta quản lý thời gian của mình, đến các ưu tiên trong chương trình nghị sự của chúng ta, đến những kỳ vọng của Dân Chúa đối với chúng ta, và đến cách chúng ta hình thành sứ mạng của mình.

Chúng ta phải nhận thức rõ mức độ và cường độ tham gia của mình. Và khi thấy mình liên quan sâu sắc đến một vấn đề hoặc thực tế cụ thể, chúng ta cần can đảm hơn nữa để lùi lại một bước hầu chân thành lắng nghe người khác, dành chỗ cho lời nói của họ trong chúng ta, và tự vấn xem Thần Khí đang gợi ý cho chúng ta điều gì thông qua họ. Điều này cũng áp dụng cho cách chúng ta lắng nghe những người không phải là giám mục, và do đó có quan điểm khác; và kể cả cách chúng ta lắng nghe các giám mục khác, bởi vì mỗi người có cách làm giám mục riêng của mình. Việc chia sẻ kinh nghiệm của chúng ta về chức giám mục và điều này đã thay đổi ra sao theo thời gian có thể mang lại sự hỗ trợ quan trọng.

Lắng nghe và dành chỗ cho lời nói của người khác là trọng tâm mà chúng ta phải tiếp tục trau dồi trong những ngày này, khi phương pháp đối thoại trong Thánh Thần đã trở nên quen thuộc hơn với chúng ta. Người điều phối cho biết rằng nhìn chung, các Nhóm Nhỏ gặp khó khăn hơn trong vòng thứ hai. Đây chính là lúc mỗi người được mời gọi tạm gác quan điểm, suy nghĩ của mình sang một bên để chú ý đến sự cộng hưởng mà việc lắng nghe người khác khơi dậy trong mình. Đây không phải là phần kéo dài của vòng đầu tiên, mà là cơ hội để mở ra với những điều gì đó mới mẻ, mà có lẽ chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới theo cách đó. Đây là ân ban mà Thần Khí dành sẵn cho mỗi người chúng ta. Trong đó, sự chú ý tương tự đến việc lắng nghe phải được tiếp tục trong các Phiên họp Khoáng đại: như chúng ta thường được nhắc nhở trong vài ngày qua, các tham luận tự do cần thể hiện sự cộng hưởng với những ý tưởng được các nhóm chia sẻ ngay trước đó. Vì thế, điều quan trọng là các báo cáo của các Nhóm nhỏ và các bài tham luận của các diễn giả trình bày ngày càng nhiều những điểm đồng nhất và khác biệt, nhưng trên hết là những vấn đề cần được khám phá sâu hơn và những đề xuất về những bước đi cụ thể sẽ được thực hiện trong năm tới.

Như anh chị em đã thấy, trong Module này, chúng ta đề cập đến một số điểm chính của Thượng Hội đồng. Chúng ta đừng vội vàng đưa ra những lời giải đáp mà không xem xét đến tất cả các khía cạnh của những vấn đề nan giải này. Chúng ta có thể tham khảo ý kiến từ các nhà thần học đang ở giữa chúng ta, đồng thời chúng ta có thời gian để cầu nguyện và suy tư thêm về những vấn đề mà chúng ta hiện đang xác định để đưa ra kết luận trong khoá họp thứ hai vào tháng 10.2024.

Tôi tạ ơn Chúa vì mỗi chúng ta, vì trải nghiệm mang tính cá vị của chúng ta, vì việc thực thi tác vụ của chúng ta, và vì cùng bước đi với Đức Kitô trong thời đại của chúng ta. Tôi cũng cảm ơn những vị giúp chúng ta thực hiện suy tư này: Viện mẫu Ignazia Angelini với những hiểu biết sâu sắc về Kinh Thánh, Giáo sư Carlos Galli với những kiến thức sâu rộng về thần học, và những người sẽ đưa ra những chứng từ sau đó. Họ giúp chúng ta đi sâu hơn vào các chủ đề và câu hỏi, và trên hết là định hình chúng. Dựa trên những gì chúng ta nghe trong phần giới thiệu này, mọi người có thể xem lại bài phát biểu mà họ đã chuẩn bị cho vòng đầu tiên của các Nhóm nhỏ vào chiều nay.

Tôi cầu chúc mỗi người và tất cả chúng ta trong Đại hội có thời gian lắng nghe Thần Khí cách hiệu quả.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vaticannews.va (13.10.2023)

Đọc thêm dòng sự kiện Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục về tính hiệp hành khóa I – tháng 10.2023:

17.10.2023: Thượng Hội đồng: Bài giới thiệu của Đức Hồng Y Hollerich trong Phiên họp khoáng đại thứ VIII

17.10.2023: Thượng Hội đồng: Suy tư thần học của cha Carlos Maria Galli tại phiên họp khoáng đại thứ VIII

16.10.2023: Thượng Hội Đồng: Internet, lãnh thổ truyền giáo mới, giới trẻ mở đường

14.10.2023: Thượng Hội Đồng: Suy tư thần học của giáo sư Anna Rowlands tại phiên họp khoáng đại thứ IV

13.10.2023: Sự hiện diện của cha Timothy Radcliffe: cần một tu sĩ Dòng Đa Minh để lý giải về vị Giáo hoàng Dòng Tên

13.10.2023: Nạn nhân Chiến tranh và việc Cứu trợ Người di cư trong chương trình nghị sự của Thượng Hội Đồng

13.10.2023: Cuộc họp chung thứ 8 của Đại hội Thượng Hội đồng: Đồng trách nhiệm trong Sứ vụ

11.10.2023: Đức Hồng Y Hollerich: “Tất cả chúng ta đều được mời gọi trở thành một phần của Giáo Hội”

11.10.2023: Đại hội Thượng hội đồng: “Giáo hội đẹp nhất khi những cánh cửa được mở ra”

11.10.2023: Thượng Hội đồng: Bài suy niệm của cha Timothy Radcliffe, OP tại phiên họp khoáng đại thứ IV

10.10.2023: Đức Hồng Y Ambongo: Thượng Hội Đồng không có nghĩa là bảy tỏ ý kiến cá nhân

10.10.2023: Tĩnh tâm Thượng Hội đồng với cha Timothy Radcliffe, OP bài VI: Thần khí sự thật

09.10.2023: Từ Roma, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ về Thượng Hội đồng Giám mục

08.10.2023: Tĩnh tâm Thượng Hội đồng với cha Timothy Radcliffe, OP bài V: Quyền bính

08.10.2023: Tĩnh tâm Thượng Hội đồng với cha Timothy Radcliffe, OP bài IV: Cuộc Trò chuyện trên đường Emmau

07.10.2023: Trọng tâm của Thượng Hội đồng: các vấn đề về phụ nữ, người nghèo, người di dân, Ucraina...

07.10.2023: Tĩnh tâm Thượng Hội đồng với cha Timothy Radcliffe, OP bài III: Tình bằng hữu

06.10.2023: Tổng trưởng Bộ Truyền thông giải thích phương pháp làm việc của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục

05.10.2023: Buổi khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng lần thứ XVI: Giáo hội phải học ngữ pháp của tính hiệp hành

05.10.2023: Bài giảng của Đức Phanxicô trong thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI

04.10.2023: Tĩnh tâm Thượng Hội đồng với cha Timothy Radcliffe, OP: Bài II - Ở nhà trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở nhà trong chúng ta

04.10.2023: Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội đồng Thượng Hội đồng Giám mục thứ 16

03.10.2023: Tĩnh tâm Thượng Hội đồng với cha Timothy Radcliffe, OP: Bài I - “Niềm hy vọng chống lại hy vọng”

30.09.2023: Canh thức đại kết cầu nguyện cho Thượng hội đồng về Hiệp hành

28.09.2023: Lịch trình làm việc Đại hội Thượng Hội Đồng tháng 10/2023

28.09.2023: Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng: Hiệp hành là lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho Giáo hội hiện nay

26.09.2023: Đức Thánh Cha đã nói gì về tính hiệp hành

26.09.2023: Hướng đến buổi canh thức đại kết “Together” cầu nguyện cho Thượng Hội đồng Giám mục

26.09.2023: Một số điều cần biết về Thượng Hội đồng Giám mục về Tính hiệp hành

23.09.2023: Phỏng vấn Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng về việc hướng tới một Giáo hội hiệp hành

23.09.2023: Trước thềm Đại hội Thượng Hội đồng: Công bố danh sách tham dự viên và lịch trình làm việc

20.09.2023: Ủy ban Phụng tự: Lời cầu nguyện chung và phép lành cuối thánh lễ để cầu nguyện cho Thượng Hội đồng

16.09.2023: Thư Đức Hồng y Mario Grech mời gọi cầu nguyện cho Thượng Hội đồng

14.09.2023: Thượng Hội đồng về hiệp hành: Một số điều nên biết xung quanh khoá họp thứ nhất vào tháng 10. 2023

18.07.2023: Tài liệu Làm việc (Instrumentum Laboris) cho Khoá họp thứ nhất của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục (Tháng 10.2023)

26.05.2023: Đức Hồng Y Mario Grech nói về Thượng Hội đồng: Chúng tôi không có chương trình nghị sự

28.04.2023: Phỏng vấn Đức Hồng y Hollerich về Thượng Hội đồng: Khám phá sự hiệp nhất trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người

27.04.2023: Dòng sự kiện Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục về tính hiệp hành khóa I – tháng 10.2023

 

 
CÁC TIN KHÁC
Đức Thánh Cha: Thiếu tôn trọng các giá trị tôn giáo sẽ đưa đến bất bao dung
Đức Thánh Cha: Thiếu tôn trọng các giá trị tôn giáo sẽ đưa đến bất bao dung
Đức Thánh Cha: Thiếu tôn trọng các giá trị tôn giáo sẽ đưa đến bất bao dung
Chi tiết >>
Thư ngỏ của Ủy ban Thánh nhạc gửi các nhạc sĩ Công giáo
Thư ngỏ của Ủy ban Thánh nhạc gửi các nhạc sĩ Công giáo
Thư ngỏ của Ủy ban Thánh nhạc gửi các nhạc sĩ Công giáo
Chi tiết >>
Ghi chú của ĐTC Phanxicô kèm theo Tài liệu Cuối cùng của Đại hội Thường lệ Lần Thứ XVI
Ghi chú của ĐTC Phanxicô kèm theo Tài liệu Cuối cùng của Đại hội Thường lệ Lần Thứ XVI
Ghi chú của ĐTC Phanxicô kèm theo Tài liệu Cuối cùng của Đại hội Thường lệ Lần Thứ XVI
Chi tiết >>
Hai chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào năm thánh 2025
Hai chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào năm thánh 2025
HAI CHÂN PHƯỚC TRẺ FRASSATI VÀ ACUTIS SẼ ĐƯỢC TUYÊN THÁNH VÀO NĂM THÁNH 2025
Chi tiết >>
ĐTC Phanxicô thiết lập ngày lễ các thánh, các chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận
ĐTC Phanxicô thiết lập ngày lễ các thánh, các chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận
ĐTC Phanxicô thiết lập ngày lễ các thánh, các chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận
Chi tiết >>
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2024
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2024
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2024
Chi tiết >>
Kho tàng đức tin không thay đổi và không thể thay đổi
Kho tàng đức tin không thay đổi và không thể thay đổi
WHĐ (12/11/2024) - Đức Giám mục Luis Marín de San Martín là một trong những nhân vật chủ chốt của Thượng Hội đồng về tính tính Hiệp hành. Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm phó tổng thư ký của Thượng Hội đồng này. Vị giám mục người Tây Ban Nha cho biết ngài đã trải nghiệm Thượng Hội đồng này như là “một lời đề nghị của ân sủng” và một lời kêu gọi “hoán cải cá nhân”.
Chi tiết >>
ĐTC Phanxicô huấn dụ Chúa nhật 32 Thường niên năm B về sự giả hình
ĐTC Phanxicô huấn dụ Chúa nhật 32 Thường niên năm B về sự giả hình
Vatican News (10/11/2024) - Trưa Chúa Nhật ngày 10/11, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, ngài đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 32 thường niên và cảnh báo về sự giả hình. Sau đây là toàn văn bài huấn dụ của Đức Thánh Cha:
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm