22h:33 (GMT+7) - Thứ tư, 18/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho tham dự viên Đại hội và Hội nghị của Hiệp hội Phụ huynh Châu Âu

16h:56 (GMT+7) - Thứ tư, 15/11/2023

WHĐ (15.11.2023) – Sáng hôm 11.11 tại Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên Đại hội và Hội nghị của Hiệp hội Phụ huynh Châu Âu (The European Parents’ Association - EPA), được tổ chức tại Roma từ ngày mồng 10 - 11.11.2023. Sau đây là nội dung bài Diễn văn của Đức Thánh Cha:

DIỄN VĂN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
DÀNH CHO THAM DỰ VIÊN ĐẠI HỘI VÀ HỘI NGHỊ CỦA HIỆP HỘI PHỤ HUYNH CHÂU ÂU

Dinh Tông Tòa
Thứ Bảy, ngày 11 tháng 11 năm 2023

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Tôi rất vui được gặp anh chị em nhân dịp Đại hội và tôi cầu chúc hội nghị mang lại những thành quả tốt đẹp nhất. Nhân dịp này, cho phép tôi chia sẻ với anh chị em một vài suy tư về ơn gọi và sứ mạng của bậc cha mẹ.

Trở thành cha mẹ là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời, mang lại nguồn năng lượng, động lực và nhiệt huyết mới cho các cặp vợ chồng, nhưng ngay lập tức, họ thấy mình phải đối diện với trách nhiệm giáo dục mà họ được chuẩn bị rất ít. Chẳng hạn, chúng ta có thể nghĩ đến việc cần thiết phải chăm sóc bằng tình yêu thương và giúp trẻ trưởng thành, tự lập; động viên trẻ với những thói quen lành mạnh và lối sống tốt, nhạy cảm với cá tính và năng khiếu cá nhân, mà không áp đặt những kỳ vọng của người lớn lên trẻ. Đồng thời, giúp trẻ thích nghi với việc học tập, phát triển cách tiếp cận tích cực về cảm xúc và tính dục, bảo vệ trẻ khỏi các mối đe dọa như bắt nạt, rượu, hút thuốc, nội dung khiêu dâm, trò chơi điện tử bạo lực, cờ bạc, ma túy, v.v.

Đây là lý do tại sao mạng lưới hỗ trợ dành cho phụ huynh, chẳng hạn như Hiệp hội của anh chị em, rất quan trọng. Bằng việc tạo điều kiện cho bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp các khóa đào tạo, những mạng lưới như vậy giúp phụ huynh có sự chuẩn bị tốt hơn, và trên hết, không cảm thấy cô đơn hoặc nản chí.

Sứ mạng giáo dục của cha mẹ chắc chắn không được bối cảnh văn hóa ngày nay ưa chuộng, ít nhất là ở châu Âu, vốn bị đánh dấu bởi chủ nghĩa chủ quan đạo đức (ethical subjectivism), và chủ nghĩa duy vật thực tiễn (practical materialism). Phẩm giá của con người, tuy luôn được khẳng định, nhưng đôi khi lại không thực sự được tôn trọng. Các bậc cha mẹ sớm nhận ra rằng con cái mình đang hòa vào môi trường văn hóa này. Những gì trẻ hấp thụ từ các phương tiện truyền thông thì thường trái ngược với những gì mà cách đây vài thập niên vẫn được coi là “chuẩn mực”, nhưng giờ đây không còn như vậy nữa. Do đó, bậc cha mẹ thấy mình phải không ngừng cho con cái thấy sự tốt lành và hợp lý của những lựa chọn và giá trị mà chúng không còn được coi là đương nhiên, chẳng hạn như tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình, hoặc lựa chọn đón nhận con cái như một món quà từ Thiên Chúa. Điều này không hề dễ dàng, vì đây là những giá trị chỉ có thể được truyền tải bằng chứng tá cuộc sống!

Đối diện với những khó khăn có thể gây nản lòng này, cần có sự hỗ trợ và khuyến khích nhau, để khơi dậy “niềm say mê” đối với sứ mạng giáo dục nơi bậc cha mẹ. Nuôi dạy con cái là dạy chúng ý nghĩa của việc trở thành một con người trọn vẹn. Nền văn hóa xung quanh chúng ta có thể thay đổi, nhưng nhu cầu của tâm hồn con người vẫn giữ một cốt lõi bất di bất dịch, và luôn được nhìn nhận là đúng, ngay cả trong cuộc sống của trẻ em. Đây luôn luôn phải là điểm khởi đầu của chúng ta. Chính Thiên Chúa đã gieo vào trong bản tính chúng ta những nhu cầu không thể cưỡng lại được về tình yêu, sự thật và vẻ đẹp, về sự cởi mở với người khác trong các mối tương quan lành mạnh, và sự mở ra với chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Những khát vọng sâu thẳm này của con người là những đồng minh mạnh mẽ của mọi nhà giáo dục. Nếu được giúp đỡ để nhận ra và nhạy cảm với những điều đó, trẻ em sẽ không gặp khó khăn gì trong việc nhìn thấy những điều tốt đẹp và giá trị nơi gương sáng của cha mẹ.

Nhiệm vụ giáo dục có thể được coi là thành công khi trẻ em nhận thức được vẻ đẹp của sự hiện hữu của chúng trên thế giới này, ngày càng tự tin và nhiệt tình với viễn cảnh dấn thân vào cuộc phiêu lưu của cuộc sống, tin chắc rằng chúng cũng có một sứ mạng phải thực hiện, một sứ mạng sẽ mang lại cho chúng sự viên mãn và hạnh phúc tuyệt vời.

Các bạn thân mến, tất cả những điều này bao hàm việc nhận thức sâu xa hơn về tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Khi khám phá ra rằng tình yêu hiền phụ của Thiên Chúa là cội nguồn của sự hiện hữu của chúng ta thì chúng ta cũng nhận thức một cách rõ ràng rằng sự sống là điều một cao quý, việc được sinh ra là một điều tuyệt vời, và tình yêu thương là một điều tốt lành. Mọi người đều có thể nói: “Chính Thiên Chúa đã biến tôi thành một món quà tốt đẹp, và chính tôi cũng là một món quà cho những người thân yêu của tôi và cho thế giới”. Sự chắc chắn này giúp chúng ta không sống một cuộc đời bị định hình bởi khuynh hướng hạ thấp phẩm giá trong việc “tích trữ” của cải vật chất, thường xuyên lo lắng bảo vệ bản thân, không dấn thân, không để tay mình bị lấm lem. Luôn có những “cái bẫy” như vậy… nhưng, cuộc sống hứa hẹn với tất cả sự phong phú và vẻ đẹp của nó khi nó được trao tặng một cách quảng đại, và như Chúa Giêsu đã dạy, khi chúng ta “từ bỏ mình” vì người khác và nhờ đó chúng ta thực sự tìm thấy chính mình. Cuộc sống mở ra sự phong phú tròn đầy của nó khi chúng ta cho đi, khi chúng ta trao tặng chính mình. Đây là sứ mạng giáo dục cao cả của bậc cha mẹ: đào tạo những con người tự do và quảng đại, biết nhận ra tình yêu của Thiên Chúa, và trao tặng cho người khác cách quảng đại những gì mình đã nhận được như một ân ban. Đây không phải là điều dễ dàng để truyền thụ, nhưng chúng ta hãy gọi đây là “việc truyền thụ sự cho đi cách nhưng không”.

Và đây cũng chính là cội rễ của một xã hội lành mạnh. Vì vậy, điều quan trọng là vai trò nền tảng của cha mẹ trong trật tự xã hội phải được nhìn nhận ở mọi cấp độ. Việc nuôi dạy con cái thể hiện sự đóng góp thực sự cho xã hội, bởi vì nó có nghĩa là đào tạo người trẻ về những mối tương quan lành mạnh và tôn trọng với người khác, sẵn sàng hợp tác vì mục tiêu chung, hình thành nơi người trẻ tinh thần trách nhiệm, cảm thức về nghĩa vụ, và về giá trị của sự hy sinh vì công ích. Đây quả là một công việc tốt đẹp biết bao! Đây là những giá trị làm cho người trẻ trở thành những công dân đáng tin, trung thành, có khả năng đóng góp cho nơi làm việc, cho trách nhiệm dân sự, và cho tình liên đới xã hội. Thiếu điều này, trẻ em lớn lên như những “hòn đảo”, xa cách với người khác, không có tầm nhìn chung, và quen coi ham muốn của bản thân là giá trị tuyệt đối. Như thế, trẻ thường trở nên khó bảo, nhưng điều này thường xảy ra khi chính cha mẹ cũng là những người khó bảo. Kết quả là xã hội “suy thoái”, ngày càng trở nên nghèo nàn, yếu kém, và vô nhân đạo.

Do đó, cần phải bảo vệ quyền của bậc cha mẹ trong việc được tự do nuôi dạy và giáo dục con cái mà không bị ép buộc trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, khi phải chấp nhận các chương trình giáo dục trái ngược với niềm tin và giá trị của họ. Thực ra, đây là một thách đố rất lớn hiện nay.

Giáo hội là một người mẹ, người đồng hành cùng bậc cha mẹ và các gia đình để hỗ trợ họ trong nhiệm vụ giáo dục. Chúng ta là Giáo hội. Trong những năm gần đây, chúng ta đang nỗ lực thúc đẩy “Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu” để củng cố cam kết chung của tất cả các tổ chức liên quan đến giới trẻ. Đồng thời, chúng ta cũng đang thúc đẩy “Hiệp ước về Gia đình” với các tác nhân văn hóa, học thuật, thể chế và mục vụ, nhằm tập trung vào gia đình và các mối tương quan khác nhau trong gia đình: giữa người nam và người nữ, giữa cha mẹ và con cái, và giữa anh chị em với nhau. Mục đích là để khắc phục một số “rạn nứt” hiện đang làm suy yếu tiến trình giáo dục: sự rạn nứt giữa giáo dục và tính siêu việt, sự rạn nứt trong các mối tương quan giữa các cá nhân, và sự rạn nứt khiến xã hội xa cách gia đình, tạo ra sự bất bình đẳng và những hình thức nghèo đói mới.

Các bạn thân mến, tôi khuyến khích các bạn hãy tiến bước với niềm hy vọng trong sự dấn thân, và lòng can đảm – điều mà ngày nay chúng ta rất cần – không ngừng tìm thấy nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ từ chứng tá Tin Mừng nơi bậc cha mẹ thánh thiện là Đức Maria và Thánh Giuse. Tôi ưu ái ban phép lành cho anh chị em, và, đến lượt anh chị em: xin hãy cầu nguyện cho Đức giáo hoàng. Tôi cần điều này! Cảm ơn anh chị em.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vatican.va (11. 11. 2023)

CÁC TIN KHÁC
HĐGMVN: Ngày I - Hội nghị thường niên kỳ II/2024
HĐGMVN: Ngày I - Hội nghị thường niên kỳ II/2024
WHĐ (17/9/2024) - Hội nghị đã dành ngày thứ nhất cho các nội dung nghị sự: sứ vụ loan báo Tin Mừng, Năm Thánh 2025: cử hành và mục vụ.
Chi tiết >>
HĐGMVN: Khai mạc Hội nghị thường niên kỳ II/2024
HĐGMVN: Khai mạc Hội nghị thường niên kỳ II/2024
WHĐ (17/9/2024) - Chiều ngày 16 tháng 9 năm 2024, toàn thể Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã qui tụ để cùng Giáo phận Phan Thiết khánh thành và làm phép Nhà khách Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
Chi tiết >>
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Singapore ngày 12/9/2024 - Thứ Năm sau Chúa nhật 23 Thường Niên
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Singapore ngày 12/9/2024 - Thứ Năm sau Chúa nhật 23 Thường Niên
Lúc 5 giờ chiều ngày 12/9, ngày thứ hai trong chuyến tông du tại Singapore, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh Lễ tại sân vận động quốc gia Singapore với gần 50 ngàn tín hữu, trong có các tín hữu đến từ các quốc gia lân cận như Việt Nam, Malaysia, Brunei... Đức Thánh Cha đã có khoảng nửa tiếng trước thánh lễ chào thăm các tín hữu tại sân vận động, đặc biệt ngài hôn và trao chuỗi hạt cho các em nhỏ đến chào ngài. Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha:
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha đau buồn và liên đới với Việt Nam trong bão Yagi
Đức Thánh Cha đau buồn và liên đới với Việt Nam trong bão Yagi
Tối thứ Năm ngày 12/9, Phòng báo chí Toà Thánh công bố bức điện thư của Đức Thánh Cha, được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, bày tỏ sự đau buồn và liên đới tinh thần với những người bị thương và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Đồng thời ngài cầu nguyện cho linh hồn những người đã qua đời.
Chi tiết >>
Hội ngộ truyền thông thường niên năm 2024
Hội ngộ truyền thông thường niên năm 2024
WHĐ (12/9/2024) - Cuộc Hội ngộ Truyền Thông thường niên năm 2024 của Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội (UBTTXH) trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã được tổ chức từ chiều thứ Hai 09/9/2024 đến chiều thứ Tư 11/9/2024 tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi của Giáo phận Xuân Lộc.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên ở Papua New Guinea
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên ở Papua New Guinea
Chiều thứ Bảy ngày 07/9/2024, sau khi thăm các trẻ em của “sứ vụ đường phố” và “Callan Services” tại Trường trung học kỹ thuật của Caritas, Đức Thánh Cha đi xe đến Đền thánh Đức Mẹ Phù hộ cách đó khoảng 1,2 km để gặp gỡ các giám mục của Papua New Guinea và của đảo Salomon, các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và giáo lý viên.
Chi tiết >>
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ tại Indonesia
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ tại Indonesia
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ tại Indonesia
Chi tiết >>
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đền thờ Hồi giáo “istiqlal”
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đền thờ Hồi giáo “istiqlal”
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đền thờ Hồi giáo “istiqlal”
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm