10h:9 (GMT+7) - Chủ nhật, 8/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Chút tâm tình trước cảnh nhạo báng ở Olympic Paris 2024

21h:59 (GMT+7) - Thứ hai, 29/07/2024

Mấy ngày qua, làn sóng phản đối lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã lan rộng khắp thế giới từ các vị lãnh đạo Giáo hội cho đến các chính khách. 

Năm 2015, Paris từng phải hứng chịu khủng bố đơn giản vì một bức tranh biếm họa của tuần báo Charlie Hebdo. Dường như các nhà tổ chức thế vận hội vẫn chưa rút ra bài học sâu sắc về sự tự do của mình luôn phải đi liền với sự tôn trọng tự do của người khác, nhất là ở tầm mức Olympic. 

Có lẽ nhiều người không biết hay là cố tình quên khẩu hiệu của Thế vận hội Olympic hiện đại, “Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn,” (gốc tiếng Latin: “Citius, Altius, Fortius") là ý tưởng của linh mục dòng Đaminh người Pháp, cha Louis Henri Didon. Trước khi phong trào Olympic hiện đại được tổ chức, thì tại Trường thánh Albert cả ở Paris, nơi cha Didon lúc đó là hiệu trưởng, châm ngôn này đã được sử dụng. Khẩu hiệu này nhằm cổ võ phong trào thể thao, không chỉ vươn lên "Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn" về mặt thể chất nhưng còn vươn lên về phương diện đạo đức, văn hoá, tâm linh. Ngài là bạn với người sáng lập ra Thế vận hội Olympic hiện đại, Nam tước Pierre de Coubertin. 
Trên trang Olympic cũng công khai giới thiệu: 
"Phương châm ban đầu được linh mục Đa Minh Henri Didon bày tỏ lần đầu tiên trong lễ khai mạc một sự kiện thể thao học đường vào năm 1881. Pierre de Coubertin, (người sáng lập Olympic hiện đại), có mặt ngày hôm đó, đã lấy chúng làm phương châm Olympic vào năm 1894 với việc phát động Phong trào Olympic. 
Trang chính thức của Olympic cũng kết luận: 
"Nó thể hiện khát vọng của Phong trào Olympic không chỉ về mặt thể thao và kỹ thuật mà còn từ góc độ đạo đức và giáo dục."

Và có lẽ nhiều người cũng không biết rằng cái khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" mà cách mạng Pháp giương cao, nền cộng hoà Pháp lựa  chọn, ban đầu cũng là của Giáo hội Công giáo, có nguồn gốc từ  Kinh Thánh, là lý tưởng Kitô giáo đem đến cho nhân loại. 

Thế nên, sự kiện báng bổ tôn giáo ở Olympic Paris 2024 thật là sốc cho những người thành tâm thiện chí hướng tới lý tưởng cao cả. 

Chắc chắn người Kitô hữu sẽ không phản ứng lại bằng bạo lực nhưng noi gương thầy Giêsu chính thánh, họ dâng lời cầu nguyện cho nước Pháp đang bị lung lay tận gốc rễ, cho những người xúc phạm biết "cải tà quy chính" và những lý tưởng cao cả mà Chúa Giêsu đem đến ngày càng được trân trọng và thực hành. 

"LẠY CHA XIN CHA THA CHO HỌ VÌ HỌ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ LÀM" (Lc 23,34)
Đó là một trong bảy di ngôn của Chúa Giêsu thốt lên khi Ngài bị quân dữ đóng đinh trên thập giá một cách bất công, phi nhân gần 2 ngàn năm trước. Thiết tưởng, đó cũng là tâm tình người tín hữu cũng xót thương và cầu nguyện cho những kẻ xúc phạm đến niềm tin của mình. 

Hình: cách vận động viên Novak Djokovic tuyên xưng niềm tin-trước cảnh báng bổ

Đình Chẩn, 29.7.2024

https://olympics.com/ioc/faq/olympic-symbol-and-identity/what-is-the-olympic-motto

CÁC TIN KHÁC
TTMV: Chút cảm nhận về khoá học đàn- nhạc mùa hè 2024 “6 TUẦN- 30 NGÀY- 1 TÌNH YÊU.”
TTMV: Chút cảm nhận về khoá học đàn- nhạc mùa hè 2024 “6 TUẦN- 30 NGÀY- 1 TÌNH YÊU.”
TTMV: Chút cảm nhận về khoá học đàn- nhạc mùa hè 2024 “6 TUẦN- 30 NGÀY- 1 TÌNH YÊU.”
Chi tiết >>
Đào tạo lương tâm và sự phân định trong Amoris Laetitia: Hướng tới một chuyển đổi hệ hình trong chăm sóc mục vụ gia đình
Đào tạo lương tâm và sự phân định trong Amoris Laetitia: Hướng tới một chuyển đổi hệ hình trong chăm sóc mục vụ gia đình
Những quyết định và phân định luân lý dựa trên lương tâm cần phải được đặt trong bối cảnh của những kinh nghiệm hiện sinh cụ thể mà các cặp vợ chồng thường gặp khi họ không ngừng nỗ lực để đáp lại một cách quảng đại lời mời gọi của Thiên Chúa về tình yêu thương và phục vụ người khác.
Chi tiết >>
Đá bóng với Thiên Chúa
Đá bóng với Thiên Chúa
Ma quỷ có một sân chơi rất rộng lớn, đó là thế gian. Trước sân chơi này, chúng ta có xu hướng bám vào những gì là thoải mái và quen thuộc.
Chi tiết >>
Thư mời tham dự chương trình Come and see Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Thư mời tham dự chương trình Come and see Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Thư mời tham dự chương trình Come and see Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Chi tiết >>
Đôi dòng cảm nghiệm đi "chữa lành" ngày nghỉ
Đôi dòng cảm nghiệm đi "chữa lành" ngày nghỉ
Khi nhiều người dân Việt Nam, nhất là người trẻ nô nức đi du lịch dài ngày dịp 30.4, thì lớp Tu sinh MTG Phát Diệm chúng mình cũng được một ngày đi trải nghiệm ơn gọi vào Chúa Nhật V Phục Sinh mà nhiều bạn thế hệ gen Z chúng mình gọi là "đi chữa lành" theo kiểu hot trend trên mạng xã hội.
Chi tiết >>
Bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Đại Chủng Viện Huế
Bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Đại Chủng Viện Huế
Bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Đại Chủng Viện Huế
Chi tiết >>
Tông huấn “Laudate Deum – Hãy ngợi khen Thiên Chúa” – Nền sinh thái học trong ánh sáng của Tin Mừng
Tông huấn “Laudate Deum – Hãy ngợi khen Thiên Chúa” – Nền sinh thái học trong ánh sáng của Tin Mừng
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2023, nhân ngày lễ mừng nhớ thánh Phanxicô Assisi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một tông huấn liên quan đến sự khủng hoảng khí hậu. Nhan đề của văn kiện chính là hai từ đầu tiên của văn kiện được viết bằng tiếng Latin, một lời trích dẫn từ thánh Phanxicô nghèo khó: “Hãy ngợi khen Thiên Chúa vì mọi thụ tạo của Người.” [1]
Chi tiết >>
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng Lễ Chúa Phục Sinh 2024
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng Lễ Chúa Phục Sinh 2024
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng Lễ Chúa Phục Sinh 2024
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm