18h:35 (GMT+7) - Chủ nhật, 26/01/2025 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Đối chiếu Kinh Cầu Đức Bà qua hai bản dịch ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm trong sách(Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên) 1865

13h:55 (GMT+7) - Thứ sáu, 14/04/2023

Tham luận “Đối chiếu Kinh Cầu Đức Bà qua hai bản dịch ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm trong sách本經誦讀全年 (Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên) 1865” bước đầu giới thiệu hai bản văn chữ Hán và chữ Nôm dưới dạng hai bản dịch của Kinh Cầu Đức Bà. Bài viết góp phần nghiên cứu lĩnh vực Hán Nôm Công giáo tại Việt Nam và đã được in trong Kỉ yếu Hội thảo nghiên cứu Hán Nôm toàn quốc có phản biện năm 2022 do Viện Hán Nôm tổ chức.

Tóm tắt

Kinh cầu Đức Bà trong Bản kinh tụng đọc toàn niên 本經誦讀全年 là một trường hợp đặc biệt trong hệ thống kinh nguyện Công giáo. Điểm đặc biệt thứ nhất, đây là một trong số rất ít kinh nguyện Công giáo có phiên bản Hán ngữ. Thông thường kinh nguyện Công giáo được sử dụng tại Việt Nam bằng tiếng Việt. Điểm đặc biệt thứ hai, hai văn bản Kinh Cầu Đức Bà in bằng chữ Hán và chữ Nôm này được xuất bản từ năm 1865 nên có giá trị về mặt lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo và có thể tìm thấy cả những đặc điểm văn chương, văn hóa... đáng quan tâm nữa. Bài viết bước đầu giới thiệu hai bản văn chữ Hán và chữ Nôm dưới dạng hai bản dịch của cùng một nội dung kinh nguyện; đồng thời đối chiếu hai bản dịch này để tìm ra các đặc điểm của thể loại kinh cầu (litaneia) cũng như đặc điểm của mỗi bản dịch. Tham luận góp phần nghiên cứu lĩnh vực Hán Nôm Công giáo tại Việt Nam.
 
Từ chìa khóa: Kinh cầu; Kinh Cầu Đức Bà; Kinh nguyện Công giáo; Hán Nôm Công giáo; Từ ngữ Công giáo.
 
Tiểu Ban 2: “Tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm”.

DẪN NHẬP

Một điểm khác biệt giữa kinh sách Phật giáo và kinh sách Công giáo tại Việt Nam là việc sử dụng ngôn ngữ. Trong khi hầu hết kinh sách Phật giáo (tại Việt Nam) sử dụng ngôn ngữ Hán Việt, thì kinh sách Công giáo lại gần như toàn bộ sử dụng tiếng Việt thông dụng. Tuy nhiên, khi khảo sát cuốn Bản kinh tụng đọc toàn niên 本經誦讀全年 được in năm 1865 bằng chữ Nôm, bản kinh được coi là sớm nhất tại Việt Nam đến nay còn giữ lại được, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tồn tại một trường hợp đặc biệt được ghi bằng chữ Hán, đó là Kinh Cầu Chữ, song song với bản dịch in bằng chữ Nôm gọi là Kinh Cầu Nôm (trong các bản in bằng chữ Quốc ngữ hiện nay gọi là Kinh cầu Đức Bà). Mở rộng ra, chúng tôi thấy có thêm trường hợp tương tự với Kinh Phục Rĩ. Tiếc là trong cuốn sách kinh năm 1865 này không thấy có in bản Kinh Phục Rĩ. So sánh, đối chiếu hai bản Kinh Cầu Chữ và Kinh Cầu Nôm, chúng tôi thấy đây là một bản dịch tài tình về mặt sử dụng từ ngữ, cách gieo vần tạo nhịp... Trước những điểm đặc biệt và lý thú này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu cả hai bản văn Hán và Nôm của bản kinh để góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm Công giáo tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Bản Kinh cầu Đức Bà mà bài viết đang đề cập là một trường hợp đặc biệt trong hệ thống kinh nguyện Công giáo. Điểm đặc biệt thứ nhất, đây là một trong số rất ít kinh nguyện Công giáo có phiên bản Hán ngữ. Thông thường kinh nguyện Công giáo được sử dụng tại Việt Nam bằng tiếng Việt. Điểm đặc biệt thứ hai, hai văn bản Kinh Cầu Đức Bà in bằng chữ Hán và chữ Nôm này được xuất bản từ năm 1865 nên có giá trị về mặt lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo và có thể tìm thấy cả những đặc điểm văn chương, văn hóa... đáng quan tâm nữa.

Qua so sánh đối chiếu, chúng tôi nhận ra có một số điểm khác biệt giữa hai bản kinh chữ Hán và chữ Nôm cả về mặt hình thức, nội dung, tuy không nhiều và không lớn. Chúng tôi cũng đánh giá và phân tích các điểm xuất sắc trong dịch thuật của cả hai bản Hán và Nôm so với bản La tinh (có thể được coi là bản gốc), nhất là trong bản chữ Nôm có trường hợp dịch mang âm hưởng thi ca và văn hóa Việt đặc sắc.

Trong khuôn khổ một bài tham luận, bài viết mới dừng lại như là một bước khởi đầu giới thiệu văn bản. Mong rằng chúng tôi có cơ hội trở lại sâu hơn với nghiên cứu này; hoặc có người quan tâm tìm được những phát hiện mới khi đọc bản văn dưới các góc độ chuyên môn khác nhau, để góp vào mảng nghiên cứu hữu quan: lĩnh vực Hán Nôm Công giáo tại Việt Nam.

Nội dung chi tiết:

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Văn Khương

gphaiphong.org
CÁC TIN KHÁC
Đôi nét về tác phẩm "Hy vọng" - Tự truyện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử
Đôi nét về tác phẩm "Hy vọng" - Tự truyện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử
Đôi nét về tác phẩm "Hy vọng" - Tự truyện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử
Chi tiết >>
Đức cha Retord Liêu, vị Giám mục của Thánh giá - Tác giả: Đức nguyên TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
Đức cha Retord Liêu, vị Giám mục của Thánh giá - Tác giả: Đức nguyên TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
Đức cha Retord Liêu, vị Giám mục của Thánh giá - Tác giả: Đức nguyên TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
Chi tiết >>
Tuồng Thương Khó-Tác giả: Cố Giám mục Gioan B. Nguyễn Bá Tòng
Tuồng Thương Khó-Tác giả: Cố Giám mục Gioan B. Nguyễn Bá Tòng
Tuồng Thương Khó-Tác giả: Cố Giám mục Gioan B. Nguyễn Bá Tòng
Chi tiết >>
Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Gửi Các Nghệ Sĩ - 1999-Lm. Đặng Xuân Thành chuyển ngữ
Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Gửi Các Nghệ Sĩ - 1999-Lm. Đặng Xuân Thành chuyển ngữ
Không ai cảm nhận sâu sắc hơn các bạn, những nghệ sĩ, những nhà sáng tạo tài tình của cái đẹp, sự rung động tình cảm (pathos) mà Thiên Chúa đã cảm nhận khi nhìn công trình do tay mình tạo dựng vào thuở khai nguyên vũ trụ. Thoáng tình cảm ấy cũng thường sáng lên trong đôi mắt các bạn, khi các bạn cũng như các nghệ sĩ của mọi thời đại bị cuốn hút trước sức mạnh kín đáo của âm thanh và lời nói, của màu sắc và hình dáng, khi các bạn thán phục trước công trình mà mình đã được cảm hứng tạo ra. Các bạn cảm thấy như trong đó vang vọng lại mầu nhiệm sáng tạo mà Thiên Chúa, Đấng sáng tạo duy nhất của muôn loài, muốn các bạn tham gia một cách nào đó.
Chi tiết >>
Sau một trăm năm đọc lại tuồng Thương Khó- Kịch bản sân khấu hiện đại đầu tiên của người Việt- Tác giả: Võ Văn Nhơn- Đinh Phạm Phương Thảo
Sau một trăm năm đọc lại tuồng Thương Khó- Kịch bản sân khấu hiện đại đầu tiên của người Việt- Tác giả: Võ Văn Nhơn- Đinh Phạm Phương Thảo
Bên cạnh Thầy Lazaro Phiền (1887) - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên của Nguyễn Trọng Quản, kịch bản Tuồng cha Minh (1881) của nhà in Tân Định, Sài Gòn cũng có thể xem là vở kịch hiện đại viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, Tuồng cha Minh là một kịch bản do Marie-Antoine Louis Caspar, một thừa sai người Pháp sáng tác. Chỉ đến năm 1912, với Tuồng Thương khó của Nguyễn Bá Tòng được xuất bản bởi Imprimerie de la Misson, chúng ta mới có kịch bản hiện đại viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên do một người Việt Nam sáng tác.
Chi tiết >>
Ca Khúc Tuyệt Đỉnh -Tự sắc của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI-dịp 700 năm sinh nhật đại thi hào Dante Alighieri
Ca Khúc Tuyệt Đỉnh -Tự sắc của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI-dịp 700 năm sinh nhật đại thi hào Dante Alighieri
Ca Khúc Tuyệt Đỉnh -Tự sắc của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI-dịp 700 năm sinh nhật đại thi hào Dante Alighieri
Chi tiết >>
Tập thơ: Hồn Thơ Thiên Linh-Tiên Sa Hài Đồng Giêsu-Đình Chẩn biên dịch
Tập thơ: Hồn Thơ Thiên Linh-Tiên Sa Hài Đồng Giêsu-Đình Chẩn biên dịch
Tập thơ: Hồn Thơ Thiên Linh-Tiên Sa Hài Đồng Giêsu-Đình Chẩn biên dịch
Chi tiết >>
Sách mới: Thư Ấu Nhi Gửi Chúa-Chứng nhân tuổi thơ Antonietta Meo
Sách mới: Thư Ấu Nhi Gửi Chúa-Chứng nhân tuổi thơ Antonietta Meo
Sách mới: Thư Ấu Nhi Gửi Chúa-Chứng nhân tuổi thơ Antonietta Meo
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm