6h:10 (GMT+7) - Thứ hai, 28/04/2025 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

[Sách] Cầu Nguyện của DHY Nguyễn Văn Thuận

15h:19 (GMT+7) - Thứ năm, 26/12/2019

Trong tác phẩm Đường Hy Vọng, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói: “Cầu nguyện là nền tảng của đời sống thiêng liêng. Lúc cầu nguyện con nối liền, kết hợp với Thiên Chúa. Bóng điện sáng nhờ nối liên với máy phát điện” (ĐHV #120).

Bạn đọc thân mến, Chúa Giêsu đã luôn cầu nguyện với Thiên Chúa Cha và Ngài cũng dạy chúng ta cầu nguyện không ngừng. Như thế đời sống Kitô hữu chúng ta quả thật trở nên vô nghĩa nếu không sống và làm theo Đấng mà chúng ta tin yêu đã truyền dạy: đó là cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện thế nào?

Kính thưa các bạn, Chúa Giêsu đã dạy Kinh Lạy Cha như một mẫu mực cầu nguyện và dựa vào đó, qua bao đời, các thánh, các Đức Giáo Hoàng, các nhà tu đức... cũng đã để lại rất nhiều mẫu mực cầu nguyện. Những lời cầu nguyện đó phát xuất từ nhưng nhu cầu chung hay cũng có khi từ nhưng cảm nghiệm cá nhân của các ngài trong mối liên hệ với Chúa. Nhờ đọc và suy những mẫu mực cầu nguyện đó, chúng ta tìm được nguồn cảm hứng để bày tỏ nỗi lòng chất chứa những tâm sự to nhỏ với Chúa.

Các bạn thân mến, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một nhân vật sáng ngời đang tô lên những dấu tích lịch sử trong Giáo Hội Hoàn Vũ, đặc biệt Giáo Hội Việt Nam, bằng những hoạt động và đời sống chứng nhân của Ngài. Trước khi Ngài rao giảng về hy vọng, Ngài đã thực sự vững tin và kiên trì sống với hy vọng giữa những năm tháng tuyệt vọng nhất nơi ngục tù. Trước khi nói về cầu nguyện, Ngài đã sống cầu nguyện.

Kính thưa các bạn, tập sách Cầu Nguyện của Đức Hồng Y Phanxicô mà các bạn đang cầm trên tay, gồm 90 bài suy gẫm và cầu nguyện, là những mẫu mực cầu nguyện thật sống động. Các bạn hãy đọc và tìm ra nguồn cảm hứng cầu nguyện từ một nhân chứng của cầu nguyện và hy vọng. Nào! Xin mời bạn bắt đầu đọc và cầu nguyện đi.

Tải về máy tại đây

Fx. Nguyễn Văn Thuận
CÁC TIN KHÁC
Đôi nét về tác phẩm "Hy vọng" - Tự truyện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử
Đôi nét về tác phẩm "Hy vọng" - Tự truyện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử
Đôi nét về tác phẩm "Hy vọng" - Tự truyện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử
Chi tiết >>
Đức cha Retord Liêu, vị Giám mục của Thánh giá - Tác giả: Đức nguyên TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
Đức cha Retord Liêu, vị Giám mục của Thánh giá - Tác giả: Đức nguyên TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
Đức cha Retord Liêu, vị Giám mục của Thánh giá - Tác giả: Đức nguyên TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
Chi tiết >>
Đối chiếu Kinh Cầu Đức Bà qua hai bản dịch ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm trong sách(Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên) 1865
Đối chiếu Kinh Cầu Đức Bà qua hai bản dịch ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm trong sách(Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên) 1865
Đối chiếu Kinh Cầu Đức Bà qua hai bản dịch ghi bằng chữ Hán và chữ Nôm trong sách 本經誦讀全年 (Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên) 1865
Chi tiết >>
Tuồng Thương Khó-Tác giả: Cố Giám mục Gioan B. Nguyễn Bá Tòng
Tuồng Thương Khó-Tác giả: Cố Giám mục Gioan B. Nguyễn Bá Tòng
Tuồng Thương Khó-Tác giả: Cố Giám mục Gioan B. Nguyễn Bá Tòng
Chi tiết >>
Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Gửi Các Nghệ Sĩ - 1999-Lm. Đặng Xuân Thành chuyển ngữ
Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Gửi Các Nghệ Sĩ - 1999-Lm. Đặng Xuân Thành chuyển ngữ
Không ai cảm nhận sâu sắc hơn các bạn, những nghệ sĩ, những nhà sáng tạo tài tình của cái đẹp, sự rung động tình cảm (pathos) mà Thiên Chúa đã cảm nhận khi nhìn công trình do tay mình tạo dựng vào thuở khai nguyên vũ trụ. Thoáng tình cảm ấy cũng thường sáng lên trong đôi mắt các bạn, khi các bạn cũng như các nghệ sĩ của mọi thời đại bị cuốn hút trước sức mạnh kín đáo của âm thanh và lời nói, của màu sắc và hình dáng, khi các bạn thán phục trước công trình mà mình đã được cảm hứng tạo ra. Các bạn cảm thấy như trong đó vang vọng lại mầu nhiệm sáng tạo mà Thiên Chúa, Đấng sáng tạo duy nhất của muôn loài, muốn các bạn tham gia một cách nào đó.
Chi tiết >>
Sau một trăm năm đọc lại tuồng Thương Khó- Kịch bản sân khấu hiện đại đầu tiên của người Việt- Tác giả: Võ Văn Nhơn- Đinh Phạm Phương Thảo
Sau một trăm năm đọc lại tuồng Thương Khó- Kịch bản sân khấu hiện đại đầu tiên của người Việt- Tác giả: Võ Văn Nhơn- Đinh Phạm Phương Thảo
Bên cạnh Thầy Lazaro Phiền (1887) - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên của Nguyễn Trọng Quản, kịch bản Tuồng cha Minh (1881) của nhà in Tân Định, Sài Gòn cũng có thể xem là vở kịch hiện đại viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, Tuồng cha Minh là một kịch bản do Marie-Antoine Louis Caspar, một thừa sai người Pháp sáng tác. Chỉ đến năm 1912, với Tuồng Thương khó của Nguyễn Bá Tòng được xuất bản bởi Imprimerie de la Misson, chúng ta mới có kịch bản hiện đại viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên do một người Việt Nam sáng tác.
Chi tiết >>
Ca Khúc Tuyệt Đỉnh -Tự sắc của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI-dịp 700 năm sinh nhật đại thi hào Dante Alighieri
Ca Khúc Tuyệt Đỉnh -Tự sắc của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI-dịp 700 năm sinh nhật đại thi hào Dante Alighieri
Ca Khúc Tuyệt Đỉnh -Tự sắc của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI-dịp 700 năm sinh nhật đại thi hào Dante Alighieri
Chi tiết >>
Tập thơ: Hồn Thơ Thiên Linh-Tiên Sa Hài Đồng Giêsu-Đình Chẩn biên dịch
Tập thơ: Hồn Thơ Thiên Linh-Tiên Sa Hài Đồng Giêsu-Đình Chẩn biên dịch
Tập thơ: Hồn Thơ Thiên Linh-Tiên Sa Hài Đồng Giêsu-Đình Chẩn biên dịch
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm