23h:7 (GMT+7) - Thứ tư, 18/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?

16h:17 (GMT+7) - Thứ năm, 2/05/2024

Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?

Câu trả lời của Đức Cha Brunô Feillet, Giám mục phụ tá Giáo phận Reims, Pháp.

Đây là câu hỏi hay. Ngay từ đầu, các Kitô hữu đã nhìn nhận nơi Đức Maria không chỉ là mẫu gương của người môn đệ mà còn hơn thế nữa, Mẹ là mẫu gương của toàn thể Giáo hội. Chúng ta càng tiến đến gần Mẹ, Mẹ càng dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa qua thái độ, hành động và lời nói của Mẹ.

Đức Maria, mẫu gương của người môn đệ Chúa Kitô

Trong truyền thống Công giáo, lòng tôn sùng và thần học về Thánh Mẫu nhận thấy một minh chứng rõ nét trong thành ngữ sau: “Đừng nói gì về Đức Trinh nữ Maria nếu không để nói tốt hơn về Chúa Kitô”. Thật vậy, chính vì Con của Mẹ và nhờ Người Con ấy, theo lời của thiên thần, Mẹ đã được “đầy ân sủng”. Quên rằng Mẹ là Mẹ Đức Chúa là tách Mẹ ra khỏi nguồn ơn đã làm cho Mẹ trở nên Nữ Vương Thiên Đàng, Mẹ của các Tông đồ; trước tiên và trên hết, Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa.

Cuộc đời Đức Maria, những cột mốc thiết yếu của đời sống Kitô hữu

Quả thật, nếu Đức Maria có thể giúp chúng ta biết Chúa Giêsu hơn, đó chính là vì trong mọi giai đoạn của cuộc đời, Mẹ trở nên mẫu gương của người môn đệ.

  • Mẹ cưu mang Chúa Kitô nhập thể trong cung lòng Mẹ không chút e dè, và trở nên tôi tớ của Thiên Chúa. Đó là khi Mẹ đáp lời thiên sứ truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. (Lc 1,38).
  • Việc đến thăm người chị họ Elisabeth không phải vì tò mò muốn minh định lời của thiên thần. Mẹ đã hoàn toàn nói lời xin vâng. Chắc chắn Mẹ muốn chia sẻ niềm vui của mình nhưng còn hơn thế nữa, đó là được phục vụ người chị em đã cao niên lại đang cuối thai kỳ. Đó là dấu chứng rõ ràng cho thấy ân sủng của Thiên Chúa đã được thông truyền vào cuộc sống một khi sự gia tăng lòng bác ái được thể hiện.
  • Mẹ luôn chấp nhận rằng không phải lúc nào Mẹ cũng hiểu những gì Chúa Giêsu đã nói hay đã làm, nhưng Mẹ ghi nhớ và suy ngẫm những việc đó trong lòng.
  • Cùng với thánh Giuse, Mẹ bảo vệ Chúa Giêsu, nuôi dạy Người nhưng cũng để Người dẫn mình đi mọi nơi. Chúa Giêsu, khi còn là cậu thiếu niên, đã ở lại trong đền thờ Giêrusalem để hỏi đáp những lẽ với các thầy thông luật. Mẹ Maria đã cùng với thánh Giuse mất ba ngày trời tìm kiếm Người. Khi tìm thấy Người trong đền thờ, Mẹ đã lo lắng hỏi Người tại làm sao lại làm như vậy. Và khi Chúa Giêsu trả lời Mẹ: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha con sao.” (Lc 2,49), Mẹ phản ứng bằng cách “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2,51).
  • Mẹ hướng dẫn người khác lắng nghe Chúa Giêsu. Tại Cana, chính Mẹ là người đã bảo những người phục vụ bữa tiệc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Mẹ hướng cho họ vào niềm tin và tin tưởng vào lời của Con Mẹ.
  • Mẹ đồng hành với Chúa Kitô ngay cả trong cuộc khổ nạn của Người. Đức Maria đã hiện diện dưới chân thập giá, nơi Chúa Giêsu ban cho Mẹ người môn đệ Người yêu, xin Mẹ làm mẹ của người môn đệ, và ngỏ lời với người môn đệ, đón nhận Mẹ như mẹ mình (x. Ga 19,34). Đức Maria, khi trở thành mẹ của người môn đệ được Chúa yêu, trở thành mẹ của tất cả các môn đệ, là mẹ và là mẫu gương của Giáo hội. Là người trung thành hơn hết các tông đồ, Mẹ tham gia vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu như một người mẹ cho tới khi chứng kiến ​​Con mình bị đóng đinh vào thập giá. Cái chết của Con Mẹ giống như “một lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2, 35). Tuy vậy, Mẹ vẫn không mất hy vọng. Mẹ không chỉ đón nhận Con Mẹ ngày thụ thai nhập thể làm người, mà còn đón lấy cả lúc xác Con Mẹ xuống từ thập giá. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện cảnh tượng này dưới hình thức Mẹ Sầu Bi (piéta).
  • Hơn thế nữa, Mẹ nhận lãnh Chúa Thánh Thần để loan báo Tin Mừng. Chúng ta nhận thấy, sau khi Chúa phục sinh, Mẹ cùng với các tông đồ trung thành cầu nguyện (x. Cv 1,14). Vào ngày Lễ Ngũ tuần, Mẹ hiện diện vào lúc khai sinh Giáo hội.

Kinh Thánh còn nhiều lần nhắc đến Mẹ, nhưng đây là những cột mốc thiết yếu. Những cột mốc được đề cập trên rất vắn gọn nhưng cũng tạo nên sự viên mãn của đời sống Kitô hữu. Giống như Mẹ Maria, nếu tất cả những ai đã chịu phép rửa đều để mình đặt trót niềm tin vào Chúa Giêsu, và cùng khát khao làm cho Người được nhận biết, thì chắc chắn Giáo hội sẽ sống động hơn.

Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải thường xuyên đến với Đức Maria, trước hết trong Kinh Thánh nhưng cả trong lời cầu nguyện.

Đức Maria, mẫu gương khiêm nhường, dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa

Đức Trinh Nữ Maria có thể thực hiện cuộc hành trình như vậy vì Mẹ được ân sủng của Thiên Chúa đỡ nâng. Mẹ sẵn sàng thừa nhận điều này khi nói với người chị họ “rằng hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Nhưng nếu điều này có thể thực hiện được thì đó là vì Mẹ luôn sống như một “nữ tỳ hèn mọn”. Khiêm nhường, vì là tôi tớ! Sự thánh thiện của Đức Maria được thể hiện tuyệt hảo trong sự khiêm nhường. Mọi người đều biết điều đó, một khi phục vụ, người ta đều biết làm điều đó. Nhưng để phục vụ liên tục đòi hỏi phải có tâm hồn nghèo khó thực sự. Và cung điện mà Thiên Chúa đã chọn cho Con Ngài đến ở giữa chúng ta chính là cung lòng của một nữ tỳ khiêm hạ.

Đó là mẫu gương mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và đồng thời mang tính cách mạng. Mẫu gương ấy thách thức chúng ta đọc lại cuộc đời mình và xem xét từng hoạt động của mình từ góc nhìn phục vụ. Ngay cả trách nhiệm của một công ty, một cơ quan quản lý, một nhóm hay trong một gia đình cũng nên được xem xét từ góc nhìn phục vụ!

Để kết thúc, tôi muốn nhắc lại một câu nói của thánh Louis Maria Grignon de Montfort, người luôn soi sáng cho tôi: “Mẹ Maria không phải là con đường vòng để đến với Chúa Kitô, Mẹ là con đường tắt”.

Joseph Tạ

Chuyển ngữ từ: Jesuscatholique.fr

* Thánh Louis Maria Grignion de Montfort (1673 - 1716) là một linh mục người Pháp, thuộc Dòng Ba Đa Minh. Năm 1706, khi đi hành hương sang Rôma, ngài được ĐGH. Clêmentê XI ban tước hiệu “Thừa sai tông tòa” (missionarius apostolicus). Ngài rảo khắp miền Tây nước Pháp để rao giảng về mầu nhiệm của Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu, về mầu nhiệm Nhập thể và khổ nạn của Chúa Kitô. Ngài nhiệt thành rao giảng kinh Mân côi, và nổi tiếng về cuốn sách “Thành thực sùng kính Mẹ Maria” trong đó ngài trình bày con đường nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa Giêsu. Người thành lập một dòng các giáo sĩ, một dòng các tu huynh và cùng với chân phước Marie Louise Trichet lập dòng “Con cái Đấng Khôn Ngoan”. Ngài được Đức Piô XII tuyên phong hiển thánh ngày 20 tháng 7 năm 1947.

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Chín điều nên biết về Tuần Thánh
Chín điều nên biết về Tuần Thánh
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Trong Tuần Thánh, chúng ta sống khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc hành trình này, của kế hoạch tình yêu xuyên suốt toàn bộ lịch sử các mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại”.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm