10h:2 (GMT+7) - Chủ nhật, 8/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Chúa Giêsu cứu chúng ta - Như thế nào?

20h:23 (GMT+7) - Thứ sáu, 15/03/2024

CHÚA GIÊSU CỨU CHÚNG TA- NHƯ THẾ NÀO?

Hình minh họa do BTT Phát Diệm thay đổi.

Câu trả lời của bà Roselyne Dupont Roc - Học giả Thánh Kinh, Trung tâm giảng dạy thần học từ xa (Cetad), Giảng viên tại Học Viện Công Giáo Paris (1985-2011) và Trung tâm Tín trí (CIF). 

Chúa Giêsu không đến trước hết để cứu chữa tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài đến để nói với chúng ta về tình yêu ‘điên cuồng’ của Thiên Chúa, Đấng muốn làm cho chúng ta được tham dự vào sự sống của chính Ngài, một cuộc sống hòa giải, sẻchia và bình an.

Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế

Trong thế giới Hy Lạp-La Mã, nơi những người Kitô hữu đầu tiên sinh sống, danh hiệu Vị Cứu Thế thường được trao cho nhà vua hay hoàng đế. Quan niệm này hết sức tích cực: một hoàng tử tốt mang lại hạnh phúc và bình yên cho dân chúng. Mặt khác, ông bảo vệ người ta khỏi bạo lực, hận thù, bất hạnh và chết chóc. Cũng vậy, qua cái chết và sự phục sinh, Chúa Giêsu làm chứng rằng: Thiên Chúa yêu thương con người đến nỗi qua Con của Ngài, Ngài muốn sống giữa con người và cùng với con người sống yêu thương, chịu đau khổ, chịu chết với con người, chết cho con người, và dẫn đưa họ vào sự sống mới. Đây thực là ý nghĩa đầu tiên về Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.

Ngài đã cứu chúng ta khỏi sự gì?

Kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại là một kế hoạch đầy tràn tình yêu và hạnh phúc. Kế hoạch đó thể hiện qua những hành động cụ thể để giải thoát và cứu độ. Trong Cựu Ước, biến cố nền tảng là lúc Thiên Chúa đến giải thoát dân Ngài khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập: Thiên Chúa cứu chuộc dân Israel khỏi cảnh nô lệ như người ta chuộc lại người nô lệ. Như thế, cứu độ là đem lại tự do và sự sống.

Các Thánh vịnh soi sáng cho chúng ta về ý nghĩa của “sự cứu độ” này trong thế giới Do Thái: khi bị các thế lực sự dữ tấn công, người ta kêu cầu Thiên Chúa. Những hình ảnh gợi lên những kẻ thù thực sự, bệnh tật, tai ương hay thậm chí là tuổi già và cái chết đang đến gần. Các Thánh vịnh mô tả việc giằng xé của đau khổ về thể xác và về tâm lý, nhưng cũng có những đam mê khốc liệt: hận thù, muốn trả thù; đối đầu thì từ bên trong chúng ta, sự dữ trong chúng ta là kẻ thù.

Vịnh gia cầu xin Thiên Chúa tha thứ và xóa bỏ “tội lỗi” mình. “Tội lỗi” ám chỉ việc khước từ lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Phạm tội là không tin tưởng vào Thiên Chúa, từ chối tin vào tình yêu của Ngài và coi Ngài như là thù nghịch. Nó bóp méo và làm sai lệch mục đích, gây ra bạo lực, dối trá, chết chóc. Chỉ có sự thứ tha của Thiên Chúa mới có thể nối lại mối tương quan đã bị đổ vỡ, làm mới lại niềm tin tưởng, tái tạo lại tình bạn và sự sống.

Chúa Giêsu giải thoát chúng ta và cứu chúng ta khỏi tội lỗi

Người Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi nhờ đời sống, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Theo hình ảnh truyền thống về việc giải phóng nô lệ, chúng ta nói: “Ngài đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi”.

Mầu nhiệm mà chúng ta tin (từ mầu nhiệm có nghĩa là “vén mở kế hoạch của Thiên Chúa”). Điều đó được thể hiện trước tiên qua thái độ Chúa Giêsu đã sống và giảng dạy, luôn chống lại tội lỗi. Các Tin Mừng cho thấy điều đó khi Ngài khước từ và tố cáo các thế lực nghi ngờ, hận thù và sợ hãi đang ngự trị trong lòng con người. Ngài không ngừng nâng đỡ, xoa dịu, chữa lành cả thể xác lẫn con tim. Ngài tháo gỡ nỗi lo lắng và sợ hãi. Trong khi con người có hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa như một thẩm phán đáng sợ, thì Chúa Giêsu mạc khải rằng nơi Thiên Chúa chỉ có tình yêu, sự chào đón, sự tha thứ và sự dịu dàng.

Nhưng Chúa Giêsu cũng đã cứu chúng ta bằng cái chết của Ngài trên thập giá. Trên đường, Ngài gặp phải chống đối, ghen tị, bắt bớ và cuối cùng là đau khổ và cái chết. Ngài đón chào họ mà không dùng bạo lực để chống lại những kẻ bắt bớ mình, nhưng cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho họ. Ngài minh chứng điều đó, trước tiên bằng cách tự mình sống đến cùng. Ngài cho thấy chỉ có tình yêu mới cho phép chúng ta đối mặt với cái chết và vượt qua nó. Chúng ta có thể nói rằng, bằng cái chết của Ngài, Ngài đã tiêu diệt sự chết, bởi vì sự chết đã thay đổi ý nghĩa. Thay vì mịt mờ và dẫn đến tan rã, sự chết trở thành con đường dẫn tới Thiên Chúa, Đấng không ngừng ban tặng và phục hồi sự sống.

Ơn cứu độ hôm nay

Thiên Chúa liên kết chúng ta với ơn cứu độ đã được Chúa Kitô thực hiện cho thế gian đến muôn đời. Bằng việc lãnh nhận ơn tha tội qua bí tích Hòa giải, bằng việc rước Mình và Máu Chúa Kitô trong Thánh lễ, Thiên Chúa phục hồi sự sống cho chúng ta, để chúng ta một lần nữa có khả năng trổ sinh hoa trái, có khả năng yêu thương, cả với những người mình khó yêu thương. Chúng ta còn có thể giữ vững niềm hy vọng ngay cả trong những thử thách và nghịch cảnh, cũng như có đức tin cả khi chúng ta gặp nghi nan và không nhìn thấy việc Thiên Chúa làm trong cuộc sống của mình. Tất cả những điều này được thực hiện nhờ các Bí tích ta được nhận lãnh trong Giáo hội và được thực hiện nhờ sức mạnh mà chúng ta đón nhận từ Chúa Thánh Thần.

Joseph Tạ

Dịch từ bản tiếng Pháp

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm