19h:17 (GMT+7) - Thứ ba, 15/10/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng

15h:10 (GMT+7) - Thứ bẩy, 24/08/2024

Chúa Nhật XXI Thường Niên (B)

Chủ đề :

Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng

Kính thưa quý anh chị em,

Đức tin chân thật luôn phải hội đủ hai yếu tố : ơn Chúa ban và sự cộng tác của con người. Hai yếu tố nền tảng làm cho đức tin phát triển phong nhiêu, sinh nhiều hoa trái thánh thiện và đạt tới sự sống muôn đời.

Kinh Thánh dùng nhiều hình ảnh diễn tả thực tại đó : dụ ngôn người gieo giống, thân phận hạt lúa mì, người quản gia tín trung, cần mẫn..., đều có ý liên kết hai yếu tố cấu thành đức tin chân truyền, đem lại sự sống.

Đối với thánh Gia-cô-bê, đức tin luôn cần phải được nuôi dưỡng bằng việc làm, bằng không, đức tin ấy sẽ chết tận gốc rễ. Bạn hãy chứng tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của bạn, phần tôi, sẽ lấy việc làm mà chỉ cho bạn đức tin của tôi.

Chúa Giê-su tuyên bố : “Không phải những ai nói : lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai thực hiện ý muốn của Cha Ta, Đấng ngự trên Trời” (Mt 7, 21).

Bởi vậy, khi tuyên bố ai là “thánh”, Hội Thánh chỉ căn cứ trên gương sáng đời sống đạo đức cụ thể của người ấy mà thôi.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh chiều kích cộng tác, đáp trả của con người trước lời mời gọi của Chúa, cụ thể là lòng trung tín đức tin.

Bài đọc I, trích sách Giô-su-ê, ghi lại nội dung cuộc đại hội toàn dân Israel ở Si-khem. Nên nhớ, Si-khem được coi là miền đất giao ước, miền đất của mạc khải. Triệu tập dân ở Si-khem, được coi như đặt dân trước sự hiện diện uy nghi, thánh thiện của Đức Chúa.

Giô-su-ê yêu cầu dân chọn lựa để tôn thờ, hoặc Đức Chúa, hoặc các thần dân ngoại. Sở dĩ, Giô-su-ê cho phép dân được tự do chọn lựa vị thần mình ưa thích, là vì, thái độ lập lờ nước đôi, khập khễnh trong đời sống tôn giáo : vừa tôn thờ Đức Chúa, lại vừa thờ cúng các thần địa phương vốn dễ dãi và hấp dẫn.

Trong khi yêu cầu dân chọn lựa vị thần mình ưa thích, ông tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa của tổ tiên : “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24, 15).

Lời tuyên xưng đức tin của Giô-su-ê ảnh hưởng tích cực trên quyết định phụng thờ Đức Chúa của toàn dân, vì ông là người làm đầu, là thủ lãnh của dân.

Sau Giô-su-ê, dân chúng cũng công khai tuyên bố : không thể có chuyện bỏ Chúa mà đi tôn thờ các thần khác. Chúng tôi cũng sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi (cf. Gs 24, 16 – 18).

Cuộc đại hội ở Si-khem là dịp để dân Chúa hồi tâm, ôn lại bài học quá khứ với bao nhiêu hồng ân.

Kinh nguyện hồi tưởng là một phần thiết yếu của người tín hữu trong lịch sử, thiếu nó, đời sống đức tin sẽ bị đứt đoạn, đơn điệu, tẻ nhạt, chai cứng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chạy theo những vị thần dễ dãi và hấp dẫn hơn.

Chúa Giê-su, trong bài Tin Mừng, mạc khải chân lý cốt lõi của đời sống đức tin : bánh ban sự sống/thịt máu Chúa : “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết” (Jn 6, 54).

Gọi là mạc khải cốt lõi, vì nơi bàn tiệc hy tế Thánh Thể vừa là hành động chung, vừa là hành riêng biệt của Ba Ngôi Thiên Chúa. Hy tế Thánh Thể bày tỏ hoàn hảo, trọn vẹn hoạt động ngoại tại (Ad extra) Thiên Chúa Ba Ngôi.

Chúa Cha, Đấng sáng tạo, cội nguồn sự sống đã làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ trong cõi chết và làm phát sinh từ Ngài một nhân loại mới.

Chúa Con, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh, hòa giải nhân loại với Cha, ban ơn tha thứ, phục hồi sự sống linh hồn.

Chúa Thánh Thần, Đấng thần hóa, thực hiện công trình tháp nhập thế gian vào trong thân mình mầu nhiệm Chúa.

Nếu truyền thống Kinh Thánh coi Si-khem là nơi giao ước, mạc khải, thì Đức Giê-su là chính sự giao ước, sự mạc khải của Thiên Chúa dành cho con người.

Khi tin và đón nhận Giê-su, con người được thông hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, “tình yêu và sự sống”, được mặc lấy sự sống thần linh, sự sống muôn đời. Và khi cử hành bí tích Thánh Thể, ăn thịt và uống máu “Con Người”, người tín hữu được ơn tái sinh, được cứu chuộc và được thần hóa. Truyền thống Kinh Thánh gọi là “sự sống đời đời”.

Thưa anh chị em,

Tin và sống đức tin là căn bản sự sống đời đời ! Nhưng làm thế nào diễn tả mối tương quan mật thiết giữa tuyên xưng và thực hành đức tin ?

Thánh Phao-lô, trong bài đọc II, đề cao giá trị của sự “vâng phục đức tin”. Sự vâng phục có cội rễ trong Thiên Chúa.

Mô hình là Ngôi Lời nhập thể. Thần tính Thiên Chúa đảm nhận, thần hóa nhân tính và nhân tính vâng phục, phụng vụ thần tính như thế nào, thì tuyên xưng và thực hành đức tin cũng bổ túc cho nhau như vậy.

Đức Kitô yêu thương, hiến mình vì Hội Thánh, thanh tẩy khỏi mọi tỳ vết, làm cho Hội Thánh nên xinh đẹp, lộng lẫy, không vẩn đục, nhưng thánh thiện và tinh tuyền, ngược lại, Hội Thánh yêu mến, tùng phục Đức Kitô trong mọi sự cũng như vậy.

Trong đức tin, Lời Chúa luôn đi bước trước, mời gọi chúng ta bỏ miền u tối, bước vào vùng ánh sáng ban sự sống.

Vấn đề còn lại, chúng ta có nghe và đáp trả tiếng Chúa hay không ! Hôm nay ước gì anh em nghe lời Chúa phán, chớ cứng lòng như tổ tiên xưa !

Đáp trả tiếng Chúa, thực hành đức tin trong đời sống hàng ngày là cách bồi dưỡng đức tin hiệu quả.

Chính hoa trái do đức tin sản sinh là lời tuyên xưng khả tín nhất : tôi tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng thánh của Thiên Chúa.

Nhờ tuyên xưng và thực hành đức tin, chúng ta xứng đáng được Chúa ban thưởng hạnh phúc Nước Trời !

Xin Chúa thương nâng đỡ và chúc lành cho mỗi người chúng ta trong ngày chúa nhật hôm nay. Amen ! 

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm