10h:56 (GMT+7) - Thứ năm, 27/03/2025 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá-Chúa Giê-su cứu chuộc nhân loại trong sự tự hiến-vâng phục thánh ý Cha.

17h:32 (GMT+7) - Thứ bẩy, 23/03/2024

LỄ LÁ (B)

Chủ đề :

Chúa Giê-su cứu chuộc nhân loại trong sự tự hiến-vâng phục thánh ý Cha.

Kính thưa quý anh chị em,

Cứu chuộc là một ý niệm diễn tả hoạt động giải phóng con người khỏi tình trạng nô lệ về một phương diện nào đó... Đây là những hoạt động có tính nhân văn cao nhằm thăng tiến phẩm giá con người.

Có rất nhiều con đường cứu chuộc để dấn thân hoạt động : tuyệt đại đa số chọn dùng sức mạnh trổi vượt, vũ lực, giải quyết mọi vấn đề xã hội. Phương pháp “lấy mạnh thắng yếu” có thể thu kết quả tức thời, nhưng không thể giải quyết triệt để cội rễ vấn đề, tình trạng bi đát, khốn cùng vẫn tồn tại dưới những vỏ bọc và nhãn hiệu mới.

Chúa Giê-su cứu chuộc bằng con đường tự hủy, tự hiến, vâng phục thánh ý Cha cho đến chết và chết trên cây thập tự, vì thế, Cha tôn vinh, cứu chuộc nhân loại trong chính sự tự hiến, vâng phục trọn vẹn của Ngài.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh một ý tưởng chủ đạo, đó là : Giê-su, trong tư cách con người thật, dãi dầu tự hiến học cho biết vâng phục thánh ý Cha trong mọi sự, đã đạt đến mức thập toàn, trở nên căn nguyên phần rỗi đời đời cho tất cả những ai tùng phục Người.

Bài đọc I, trích sách ngôn sứ Isaia, nói về người tôi tớ được Thiên Chúa huấn luyện kinh qua những đau khổ Người phải chịu.

Lời Chúa đã đào tạo nên người tôi trung biết lắng nghe và vâng phục trọn vẹn, không cưỡng lại hay thụ động tháo lui. Trung tín, vâng phục trong tự do hoàn toàn là đặc tính của con Thiên Chúa, được yêu thương như con rất yêu dấu của Người, trở nên mẫu mực cho cả toàn dân.

Người tôi trung không bỏ sót lời nào mà không đem ra thực hành bằng một đời sống đượm tình mến thương. Kinh Thánh dùng cụm từ “miệng lưỡi được huấn luyện”, để chỉ tính thống nhất trong tư tưởng và hành động Giê-su : nghe sao, thấy gì nơi Cha, thì mạc khải như vậy. Người là họa hình, là dung mạo của lòng thương xót Chúa Cha.

Là lời hằng sống, lời ban sự sống thật, Chúa Giê-su trở nên lời sáng tạo, lời nâng đỡ kẻ nhọc nhằn trong mọi hoàn cảnh, để  họ được sống và sống dồi dào. Giê-su là chốn cậy trông, là sự nghỉ ngơi, là sức mạnh đỡ nâng, bổ sức, cho tất cả những ai lao đao vất vả, gồng gánh nặng nề.

Thánh vịnh 22, 1-3 : ca ngợi Chúa là mục tử, ứng nghiệm hoàn hảo nơi Chúa Giê-su : “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, nên tôi chẳng thiếu thốn gì. Trên đồng cỏ xanh, Người cho tôi vào nghỉ ngơi. Người đưa tôi tới nguồn nước trong lành và bổ sức cho tôi. Tay Người hằng dẫn dắt tôi, đi trên nẻo ngay chính lộ. Chính vì uy danh, dù đi qua miền tăm tối. Lòng tôi không hãi vì Chúa ở cùng, Người gìn giữ tôi luôn” (Tv 22, 1-3).

Vậy, Thiên Chúa huấn luyện người tôi trung bằng cách nào ?

Thưa : bằng cách, để người trải qua đau khổ dữ dằn bất công, dù người chẳng có lỗi gì. Chỉ một lòng cậy trông vững vàng nơi Chúa, người đã tự nguyện đưa lưng cho kẻ đánh đập, đưa má cho kẻ giật râu, không che dấu mặt mày tránh những lời nhạo cười phỉ nhổ, bởi luôn biết có Chúa ở cùng đỡ nâng và phân xử.

Bài Phúc Âm liệt kê một loạt hình khổ Giê-su phải hứng chịu vì sự giận dữ của số đông bị kích động, lấy cớ : vi phạm ngày Sabat và phạm thượng xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa. Sự giận dữ đã đẩy đến tột độ và nó chỉ được lắng xuống khi bản án được thi hành : Giê-su chết treo thập giá như một tên gian phi.

Tuy nhiên, chính thời khắc nghiệt ngã : Giê-su trút hơi thở, phó thác Thần Khí trong tay Cha, lại là lúc thủ lãnh thế gian bị kết án, bị tống ra ngoài và “đức tin” được khai sinh nơi viên sỹ quan dân ngoại : “Thật, ông này là Con Thiên Chúa” (Mc 15, 38).

Kể từ đây, lịch sử cứu độ sang trang mới với hiệu quả tức thời và rộng khắp : màn trong đền thờ bị xé toạc, chấm dứt sự kỳ thị phe nhóm, thể thức tế lễ trường tồn thay thế máu chiên bò thời Cựu Ước, kẻ chết đội mồ bước ra đi đón Chúa Kitô trên các tầng mây và được ở cùng Chúa luôn mãi.

Tại sao phải đau khổ mới có thể cứu độ ? Phải chăng kitô giáo tôn vinh, khuyến khích đau khổ ? Đừng nói gở ! Kitô giáo không bao giờ chủ chương đau khổ như là phương thế cứu độ.

Cốt lõi của ơn cứu độ là tình yêu vâng phục thánh ý Chúa. Vì tuyệt đối vâng phục và suy phục chân lý, Giê-su được sai đến trần gian là để thi hành thánh ý Cha và làm chứng cho sự thật. Vì lẽ đó, Ngài phải chịu nhiều đau khổ, phải thiệt thân, vì cớ, người đời yêu sự tối tăm hơn sự sáng.

Bài đọc II, trích thư gởi giáo đoàn Philipphê, thánh Phao-lô đã quảng diễn chân lý này thật sâu sắc và ý nghĩa.

Vì yêu, Chúa Giê-su thực hiện hành vi “tự hủy”, tự hiến, đến cùng kiệt : trở nên người phàm, vâng phục Cha trong mọi sự, bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá.

Kết quả của sự vâng phục thẳm sâu là được Cha đón nhận như một hiến lễ duy nhất. Bằng hành động mạnh mẽ, Cha đã cho Người trỗi dậy từ trong cõi chết, đặt ngự bên hữu mình trên trời, tôn vinh và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu, trở nên nguồn ơn cứu độ cho cả thế gian.

Thưa anh chị em,

Giáo huấn Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đón nhận tình yêu cứu độ của Chúa Giê-su. Một tình yêu vô vị lợi, không so kèo tính toán. Tình yêu ấy được cụ thể nơi thái độ vâng phục thánh ý Cha cách tự do và mau mắn.

Ý Cha được cụ thể trong các giới răn “mến Chúa, yêu người”, trong bổn phận thuộc đấng bậc mình, trong tình liên đới, hiệp thông, trong nhẫn nại vui tươi đón nhận thánh giá hàng ngày vác theo Chúa, để dầu ăn uống hay nghỉ ngơi, sống hay chết, chúng ta luôn thuộc về Chúa, đáng hưởng tình yêu và sự sống thật, sự sống muôn đời. Amen. 

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm