15h:32 (GMT+7) - Chủ nhật, 23/03/2025 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên-Đức Giê-su, Đấng được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến cùng một thể thức như các ông thấy Người lên trời (Cv 1, 11).

18h:45 (GMT+7) - Thứ bẩy, 11/05/2024

LỄ CHÚA LÊN TRỜI

Chủ đề :

Đức Giê-su, Đấng được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến cùng một thể thức như các ông thấy Người lên trời (Cv 1, 11).

Kính thưa quý anh chị em,

Một phép lạ rất lớn xảy ra ở Fatima, vào ngày 13 tháng 05 năm 1917, theo đó Đức Mẹ tỏ mình cho ba em nhỏ, nhưng Phan-xi-cô không trông thấy. Chị Lucia hỏi tại sao em Phan-xi-cô không trông thấy. Đức mẹ trả lời : “Nếu Phan-xi-cô lần hạt, thì cũng được xem thấy ?”

Như vậy, để được chiêm ngắm Đức Mẹ, cần có một đời sống thánh thiện, vâng phục thánh ý chúa bền bỉ và quyết liệt !

Đức Giê-su được rước lên trời hôm nay, không phải là biến cố bất chợt, tức thời gây ấn tượng sửng sốt, ngạc nhiên, mà là sự miệt mài, dãi dầu học vâng phục thánh ý Cha trong mọi sự, từ nhập thể cho đến chết trên thập tự giá.

Phụng vụ lễ Chúa lên trời hôm nay trình bày hành trình được rước lên trời, ngự bên hữu Cha trong vinh quang của Chúa Giê-su, Thiên Chúa thật và là người thật.

Bài đọc I, trích sách Tông Đồ Công Vụ, tung hô Giê-su được rước lên trời trong ánh vinh quang, nhưng không tách rời khỏi biến cố nhập thể làm người, mang và sống thân phận con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.

Giê-su được rước lên trời là kết quả tất yếu của một nếp sống con thảo luôn hằng vâng phục thánh ý Chúa Cha, được khen ngợi là con chí ái, đẹp lòng Cha mọi đàng. Người trở nên mẫu mực cho tất cả những ai muốn nên hoàn hảo như Cha trên trời là Đấng hoàn hảo.

Bài tường thuật bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả những việc Đức Giê-su làm, những điều Người  giảng dạy, từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời (cf. Cv 1, 1 – 2).

Nhờ sự “tự hủy” trong tình yêu vâng phục cho đến cùng kiệt, cuộc đời Giê-su trở lên hy lễ cứu độ trường tồn cho tất cả những ai tùng phục thánh ý Thiên Chúa.

Nếu xưa kia lễ vật hy tế được lửa từ trời thiêu đốt là dấu Thiên Chúa chấp nhận và ban ơn, thì sự phục sinh là bằng chứng hùng hồn nhất cho lễ dâng Giê-su hiến tế vì sự sống trần gian.

Từ nay, sự chết không làm chủ được Người nữa, mà là sự sống viên mãn, sự sống vĩnh cửu, trước hết dành cho Giê-su khi người được tôn vinh ngự bên hữu Chúa Cha, sau là cho tất cả những ai tin vào Đức Kitô cũng được ơn tái sinh như vậy, vì nếu, nhờ Thánh Thần, Đức Giê-su đã được phục sinh, thì Thánh Thần cũng sẽ làm cho thân xác phải chết của chúng ta được sống lại làm một với Người (cf. Rm 8, 11).

Bài Tin Mừng vừa tuyên đọc sử dụng cùng một bố cục với bài đọc 1, theo đó : nguồn cội của việc Đức Giê-su được tôn vinh là thập giá : chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại (cf. Lc 23, 46).

Dưới cái nhìn của Luca, thập giá và phục sinh không thể tách rời : Đức Kitô phải chịu thương khó, mới được hưởng vinh quang phục sinh dành cho Người (cf. Lc 24, 26).

Hai biến cố tử nạn và phục sinh làm nên Adam mới, Đấng được tôn vinh trên trời, vượt trội các thiên thần bội phần, trở nên nguyên nhân phần rỗi đời đời cho những ai tùng phục Người.

Tử nạn và phục sinh là Tin Mừng lớn lao nhất phải được loan báo cho muôn dân khắp cùng bờ cõi trái đất.

Vậy, phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Các môn đệ Giê-su phải là chứng nhân về Chúa phục sinh.

Lòng dạn dĩ không chút sợ hãi giúp các môn đệ luôn đặt thánh ý Chúa lên hàng đầu : “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5, 29) và nếu có phải chịu khổ, lòng họ vẫn dẫy tràn hân hoan, vì thấy mình xứng đáng được chịu khổ vì danh Chúa.

Sở dĩ các ngài được ơn can đảm, hồn tông đồ rực sáng là vì họ đã nhận được sức mạnh Thánh Thần của lời hứa.

Thánh Phao-lô, trong bài đọc II, hằng cầu xin cho cộng đoàn được ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Đó là ơn trọng đại nhất, vì nhờ Thánh Thần, người tín hữu mới có thể tuyên xưng đức tin chân thật, sống niềm hy vọng cứu độ và nhất là thực thi đức ái Tin Mừng cách vô vị lợi.

Thánh Thần là hồng ân trọng đại nhất, đã phục sinh Đức Kitô, Người ngự trong chúng ta, cũng sẽ làm cho thân xác hay chết của chúng ta được phục sinh với Người.

Rất thật, Giê-su đi về cùng Cha sẽ có lợi mọi mặt cho chúng ta, vì từ nơi Cha, Ngài sẽ sai Thánh Thần, như ơn đầu mùa đến với các tín hữu, để Ngài kiện toàn công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su nơi trần gian và hoàn tất công trình thánh hóa loài người.

Thưa anh chị em,

Giáo huấn Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta :

  • Một là : thập giá và sự phục sinh luôn gắn liền đời sống người môn đệ Chúa. Trốn tránh thập giá cũng đồng nghĩa với sự khước từ ơn phục sinh. Chúa luôn mời gọi chúng ta vác thập giá bổn phận mình hàng ngày. Chỉ khi chu toàn bổn phận Chúa trao, chúng ta mới ở lại trong tình thương của Chúa, mới xứng đáng là công dân Nước Trời.
  • Hai là : luôn hằng hoán cải, canh tân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Nếu trước đây chúng ta đã sống trong những đam mê lầm lạc : bất công, gian dối, lường gạt, ganh tỵ, lười biếng, vô tâm, mê tín dị đoan, thì nay, hãy mạnh dạn cởi bỏ nếp sống xưa cũ ấy, mặc lấy con người mới trong sự công bằng, chính trực, yêu thương và mỗi ngày trở nên giống Chúa hơn, góp phần làm cho Danh Cha vinh hiển, Nước Cha trị đến.

Thật tốt đẹp và hạnh phúc biết bao. Xin Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta ! Amen.

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm