11h:50 (GMT+7) - Thứ năm, 27/03/2025 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật IV Phục Sinh-Chúa Giê-su, Mục Tử tốt lành dẫn đưa đoàn chiên tới tận Thiên Chúa

11h:48 (GMT+7) - Thứ bẩy, 20/04/2024

Chúa Nhật IV Phục Sinh (B)

Chủ đề :

Chúa Giê-su, Mục Tử tốt lành dẫn đưa đoàn chiên tới tận Thiên Chúa.

Kính thưa quý anh chị em,

Kinh Thánh mượn hình ảnh mục tử để chỉ Thiên Chúa, Đấng chăn dắt nhà Israel, đoàn chiên được Người yêu thương, tuyển chọn.

Mục tử/đàn chiên là rất quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu trong văn hóa du mục, đồng thời, nó cũng chuyển tải ý nghĩa rất phong phú về mối tương quan “tình yêu và sự sống” giữa mục tử và đàn chiên.

Tiếp nối truyền thống dài của thời Cựu Ước, Hội Thánh chọn tước hiệu “Mục Tử nhân lành” cho Chúa Giê-su, diễn tả sự gắn kết bất khả phân ly giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, một sự gắn kết đem lại sự sống đời đời cho đàn chiên : “Ta đến để chiên được sống và sống dồi dào” (Jn 10, 10).

Chúa nhật IV Phục Sinh cử hành Đấng chăn chiên nhân lành. Lời Chúa phác họa chân dung vị Mục Tử tối cao, đưa dẫn đàn chiên tới tận đồng cỏ Nước Trời.

Bài đọc I, trích sách Tông Đồ Công Vụ, trình bày việc nghĩa Phê-rô đã làm cho một người tàn tật bẩm sinh được lành lặn. Các ngài bị triệu tập, bị xét hỏi về cách thức chữa lành. Phê-rô lên tiếng : không phải do quyền năng cá nhân, nhưng nhờ danh Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh đinh vào thập giá, đã sống lại, chữa lành người này.

Khi tuyên bố điều đó, Phê-rô muốn tuyên xưng thánh danh cao cả, quyền năng, phổ quát đã được ban tặng, để chỉ nhờ danh thánh Giê-su, toàn thể nhân loại được ơn chữa lành, được hòa giải với Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng vừa tuyên đọc mô tả căn tính, mối tương quan giữa mục tử và đàn chiên. Tình liên đới hiệp thông được thiết lập, không dựa trên lợi nhuận theo kiểu đầu tư hưởng lợi, nhưng trên sự thiện hảo vô vị lợi của chính đàn chiên, chỉ muốn chiên được sống và sống dồi dào.

Giê-su, vì yêu thương, đã làm tất cả những gì cần thiết vì lợi ích đàn chiên, kể cả phải đánh đổi tính mạng. Đương đầu với thú dữ săn mồi, để bảo vệ đàn chiên là hành vi can trường gan dạ và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, người mục tử phải đối mặt. Thực sự người mục tử ấy đã chết cách tức tưởi trên thánh giá vì chỉ muốn cứu lấy đoàn chiên.

Thập giá là bằng chứng Chúa đã yêu hết mình. Vậy, đừng ai còn dửng dưng, vô cảm, không màng chi tới Đấng đã chết và đã sống lại. Hãy mang vào mình cho đủ những gì còn thiếu trong cuộc thương khó của Chúa, nghĩa là : phải biết chấp nhận cùng chết, để cùng phục sinh với Người !

Thập giá là mạch nước mát đem lại sự sống thật cho đàn chiên : nơi cạnh sườn của Đấng bị đâm thâu, máu và nước chảy ra, từ nơi đó phát sinh các bí tích sự sống, để lôi kéo mọi người đến cùng trái tim rộng mở của Đấng Cứu thế, thì hân hoan kín múc tận nguồn ơn cứu độ.

Thập giá là đồng cỏ thiêng liêng bao la bát ngát, ngút ngàn để nuôi chiên, ai muốn bao nhiêu tùy thích. Thánh thể là nguồn sống đích thực cho kẻ lữ hành. Nhờ lương thực này, người tín hữu được bổ sức và có thể đi tới đích điểm mong chờ là Nước Trời.

Đó là sự hiểu biết của đức tin, của ân sủng, không bởi ý muốn xác thịt, nhưng bởi tác động của Thánh Thần : “Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta” (Jn 10, 14).

Đấng Mục Tử, vì thấu hiểu đoàn chiên, đã tiên liệu những phương thế ứng phó sẵn sàng, nhằm cứu chiên khỏi mọi cạm bẫy ác thần và chuẩn bị đủ thần lương đi đường, để chiên được sống và sống dồi dào :

“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, nên tôi chẳng thiếu thốn gì. Trên đồng cỏ xanh, Người cho tôi vào nghỉ ngơi. Người đưa tôi tới nguồn nước trong lành và bổ sức cho tôi.

Tay Người hằng dẫn dắt tôi, đi trên nẻo ngay chính lộ. Chính vì uy danh, dù đi qua miền tăm tối. Lòng tôi không hãi vì Chúa ở cùng, Ngài gìn giữ tôi luôn” (Tv 22).      

Đàng khác, Giê-su, Mục Tử nhân lành, không muốn chiên sống tản mác, lẻ loi, đơn độc, nhưng muốn quy tụ chúng lại trong một đàn chiên duy nhất, để chỉ có một chủ chăn và một đàn chiên. Chính vì lẽ đó, khi bị treo trên thập giá, Giê-su đã quy tụ tất cả con cái tản mác bốn phương về một mối : “Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến cùng Ta” (Jn 12, 32).

Cuộc đời Giê-su thật là một hiến tế hoàn hảo cho sự hiệp nhất gia đình nhân loại. Đây cũng chính là di nguyện Người để lại cho Giáo Hội và muốn các môn đệ ra công làm việc cho sự hiệp nhất mọi nơi, mọi lúc.

Vậy nên, ai không lưu tâm, tích cực bằng lời nói, việc làm, hoạt động cho sự hiệp nhất gia đình nhân loại, người đó phản bội lại di ngôn của Chúa Giê-su.

Loan báo Tin Mừng cho muôn dân là cách hoàn hảo thực hiện di nguyện của Chúa Giê-su : “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16, 15), để tất cả quy tụ và hiệp nhất trong một đoàn chiên duy nhất của Thiên Chúa.  

Cử hành Đấng chăn chiên nhân lành là cơ hội để dân kitô giáo tuyên xưng và loan truyền lòng thương xót Chúa đổ xuống thế gian qua muôn ngàn nẻo đường, muôn vàn chứng nhân.

Thưa anh chị em,

Là môn đệ Chúa Giê-su, chúng ta có vô vàn các thức loan báo Tin Mừng. Trước hết : bằng chứng từ đời sống hoàn hảo : yêu thương, nhẫn nại, từ tâm, thực thi công bằng, bác ái, tha thứ, hiệp thông. Kế tiếp : kính trọng và phò tá sự sống trong mọi giai đoạn. Cổ võ nền văn minh sự sống là luôn biết nói “không” với tội ác phá thai, luôn biết tôn trọng nhân phẩm con người, vì họ là con Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta.

Lạy Đấng chăn chiên nhân lành, Chúa đã chết để chúng con được sống và sống dồi dào.

Xin cho chúng con luôn biết cảm tạ, thực thi lòng thương xót, trong hoàn cảnh và môi trường hiện tại, để chúng con góp phần tích cực làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Amen.    

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm